5 thói quen "ăn cắp" tuổi thọ của Bạn, bỏ bữa sáng là số 1

5 thói quen "ăn cắp" tuổi thọ, thức khuya vẫn đứng thứ 2, người sống lâu thường có đặc điểm "1 nhỏ, 1 sâu, 1 lớn và 1 tốt". Dưới đây là 5 thói quen có thể "ăn cắp" tuổi thọ của bạn, nhất là thói quen cuối cùng, tác hại hơn cả việc thức khuya.

Mặc dù chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, đời sống vật chất ngày càng phong phú nhưng trước hiện thực ngày càng có nhiều bệnh lạ, hiểm nghèo, người dân luôn đặt hi vọng về sức khoẻ của mình vào các loại thuốc, thực phẩm chức năng...

Thực tế, rất nhiều bệnh tật và đau đớn trong cuộc sống đều do chính chúng ta "tạo ra". Lối sống và thói quen ăn uống sai lầm sẽ "giết chết" sức khoẻ và rút ngắn tuổi thọ của chúng ta. Nếu cứ vô tâm với sức khoẻ, đến một ngày bạn chợt nhận ra điều này thì có lẽ đã quá muộn.

Muốn làm chậm tốc độ lão hóa một cách hiệu quả, bạn phải chú ý đến những điều nhỏ nhặt thường gặp nhất trong cuộc sống. Một số thói quen xấu tưởng chừng vô hại nhưng nếu làm điều này hàng ngày cũng có thể trở thành vấn đề then chốt trong việc " rút ngắn tuổi thọ " của bạn.

Dưới đây là 5 thói quen có thể "ăn cắp" tuổi thọ của bạn, nhất là thói quen cuối cùng, tác hại hơn cả việc thức khuya.

Ăn sáng là quan trọng nhất trong 3 bữa ăn (Sáng, trưa, tối)


1. Bỏ bữa sáng

Ngày nay con người chịu nhiều áp lực, ngủ muộn, chất lượng giấc ngủ kém, buổi sáng thức dậy muộn nên có người chọn cách bỏ bữa sáng. Tuy nhiên, thói quen này quả thực rất có hại.

Sau một đêm ngủ chập chờn, cơ thể suy nhược, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại. Do đó, chúng ta cần một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất kịp thời, đánh thức cơ thể lười biếng, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh hàng loạt quá trình phân hủy, tiêu hóa và sự hấp thụ của cơ thể.

Nếu không ăn sáng trong thời gian dài có thể làm tổn thương đường tiêu hóa, tiết nhiều dịch vị, dễ trào ngược axit, ợ chua. Bên cạnh đó, còn có thể giảm khả năng miễn dịch do suy dinh dưỡng và bạn sẽ dễ bị ốm.

2. Thường xuyên thức khuya

Thức khuya đã trở thành thói quen phổ biến đối với giới trẻ hiện nay, thậm chí có người còn cho rằng thức đến 12 giờ đêm cũng không bị coi là thức quá khuya.

Sau cả ngày làm việc và học tập, cơ thể chúng ta như bị "rỗng ruột" do tiêu hao quá nhiều năng lượng. Vì vậy, cần ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ để bổ sung thể lực và năng lượng, đồng thời để các cơ quan khác nhau trong cơ thể được nghỉ ngơi.

Thức khuya trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến nhịp điệu giấc ngủ bình thường, gây mất ngủ theo thói quen mà còn làm gián đoạn hoạt động bình thường của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, do đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.

3. Uống rượu và hút thuốc

Hút thuốc và uống rượu có hại cho sức khỏe, nhưng nhiều người đã coi chúng như một phần của cuộc sống và rất khó bỏ.

Chỉ vì thói quen xấu này mà chúng ta phải trả giá quá đắt. Uống rượu và hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe của mạch máu mà còn có tác hại rất lớn đến gan, thận, phổi, tim mạch.

4. Ít vận động trong thời gian dài

Cuộc sống tiện lợi khiến con người ngày càng trở nên lười biếng. Ngồi lâu trước máy tính dẫn đến ít vận động thực sự là tác nhân có liên quan mật thiết với sự suy giảm giác khoẻ.

Ngồi lâu sẽ gây tổn thương ở các mức độ khác nhau đối với cột sống cổ, cột sống thắt lưng, mạch máu, tuần hoàn máu chi dưới, xương khớp... Vì vậy, mọi người nên đứng lên vận động hàng giờ để máu lưu thông bình thường trở lại.

5. Tâm trạng tồi tệ

Sau khi điều tra nhiều người cao tuổi sống lâu ở nhiều quốc gia khác nhau, các nhà khoa học phát hiện ra rằng bí quyết trường thọ thực sự của họ không phải là ăn kiêng thường xuyên hay tập thể dục lâu dài, mà là một thái độ sống lạc quan và lành mạnh trong suốt cuộc đời của họ.

Vì vậy, nếu một người tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực như tức giận, cáu kỉnh, trầm cảm, lo lắng... trong thời gian dài không chỉ khiến bản thân và bạn bè xung quanh không vui mà còn gây tổn hại đến cơ thể và ảnh hưởng đến tuổi thọ của chính mình.

Trong khi sức khoẻ bản thân được nhiều người chú trọng thì chúng ta cũng cần nắm được một số đặc điểm chung của người sống thọ. Những người có tuổi thọ cao nhìn chung sẽ có "1 nhỏ, 1 sâu, 2 lớn", nếu bạn cũng có thì nên vui mừng.

1 nhỏ: Bụng nhỏ

Đối với một số người cao tuổi, sau tuổi trung niên, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể giảm dần, chất độc không kịp thải ra ngoài, tích tụ lại trong cơ thể. Quá trình đốt cháy và tiêu hao mỡ trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng đến mức độ nhất định.

Hệ quả là vòng bụng của bạn sẽ ngày càng to ra. Trường hợp này sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu về già bụng bạn vẫn nhỏ thì xin chúc mừng, cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bạn vẫn rất khoẻ mạnh.

1 sâu: Ngủ sâu giấc

Đối với một số người trung niên và cao tuổi, thời gian ngủ thông thường tương đối ngắn, chất lượng giấc ngủ bị giảm và ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Ngược lại, những người có tuổi thọ tương đối cao thường có giấc ngủ tương đối sâu. Điều này có lợi cho việc giải độc và sửa chữa các cơ quan khác nhau của cơ thể, đồng thời duy trì hoạt động bình thường của cơ thể con người, có lợi cho sức khỏe.

1 lớn: Dung tích phổi lớn

Với một số người, khi tuổi càng cao thì chức năng phổi càng giảm. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và máu cho các cơ quan khác nhau của cơ thể, không có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Ngược lại, nếu dung tích phổi của bạn vẫn lớn thì cho thấy bạn còn rất trẻ và sống lâu.

1 tốt: Tâm trạng tốt

Có câu: "Một nụ cười trẻ mười năm, nếu lo lắng đầu bạc trắng". Vì vậy, đối với cơ thể con người, chỉ cần có thái độ sống lạc quan mới có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người trẻ tuổi đang dần rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Nhưng ngược lại, nếu bạn vẫn giữ được thái độ lạc quan, lạc quan và học cách điều tiết cảm xúc sau khi già đi thì xin chúc mừng bạn, điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà đồng thời tuổi thọ sẽ tăng lên.

contact-form


Post a Comment

أحدث أقدم