Tại sao từ 55 - 65 tuổi được coi là thời kỳ quan trọng của việc “dưỡng sinh”? Do thời kỳ này khả năng miễn dịch của con người suy giảm, các chức năng của cơ thể bắt đầu suy yếu dần, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi bên ngoài và dễ mắc các bệnh khác nhau.
Sức khỏe xấu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ... Trong giai đoạn sau 55 tuổi, người cao tuổi phải hình thành thói quen sinh hoạt tốt, chăm sóc cơ thể thật tốt để tránh “các mầm bệnh” hình thành.
Vậy, sau 55-65 tuổi, chúng ta có thể làm gì để khỏe mạnh và sống lâu hơn?
Tập thể dục 15 phút mỗi ngày: tăng 3 năm tuổi thọ
Một báo cáo nghiên cứu cho thấy chỉ cần tập thể dục 15 phút mỗi ngày là có thể kéo dài tuổi thọ trung bình 3 năm và giảm 10% nguy cơ tử vong vì ung thư.
Phương pháp tập luyện:
Có nhiều cách để tập thể dục, bao gồm: đi bộ, đạp xe, chơi game, làm việc nhà, leo cầu thang và các môn thể thao khác nhau… Các bài tập cường độ trung bình được khuyến nghị bao gồm đi bộ nhanh, chạy chậm, đi xe đạp, khiêu vũ trong phòng tập… Bài tập cường độ cao còn lại là chạy bộ.
Ăn một nắm hạt quả hạch mỗi ngày: tăng 3 năm tuổi thọ
Hạt quả hạch chính là tinh hoa của các loại hạt, chúng có tác dụng tuyệt vời đối với sự sinh trưởng và phát triển của con người, tăng cường thể lực, phòng chống bệnh tật.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế BMC Medicine cho thấy ăn 20 gram hạt cứng mỗi ngày (tương đương một nắm) có thể giảm gần 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, 5% nguy cơ ung thư và 22% nguy cơ tử vong sớm.
Những người kiên trì ăn hạt thường sống lâu hơn người bình thường 2,9 năm.
Phương pháp:
Hạt cứng có rất nhiều loại, chẳng hạn như: óc chó, đậu phộng, hạt thông, hạnh nhân, hạt điều… Tốt nhất nên ăn vào bữa sáng, nhưng không nên ăn quá nhiều, nhớ rằng không được ăn quá 30 gram một ngày.
Tập các động tác cầm nắm: tăng 2 năm tuổi thọ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người có lực nắm tay mạnh có thể sống lâu hơn 2 năm 2 tháng so với những người có lực nắm tay yếu. Ngoài ra, nguy cơ tử vong của những người có lực nắm yếu cao hơn 67% so với những người có lực nắm mạnh.
Sức mạnh của tay nắm có thể phản ánh sức mạnh của toàn bộ cơ thể. Những người có tay nắm chắc có mật độ xương cao hơn. Sức dai của tay nắm yếu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ cao hơn, đồng thời tuổi thọ cũng sẽ bị rút ngắn.
Phương pháp tập luyện:
Có nhiều cách để cải thiện sức mạnh lực nắm tay, chẳng hạn như:
- Sử dụng kìm bóp tập lực tay để tập lúc rảnh rỗi, hoặc tập các bài tập bài bản với tạ đòn, xà…
- Thực hiện bài tập nắm đấm: nắm chặt tay thành nắm đấm, dùng một lực nhỏ, đồng thời thả ra và lặp lại 50 - 80 lần, mỗi ngày một lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Các môn thể thao như cầu lông và quần vợt cũng có thể giúp cổ tay và ngón tay linh hoạt hơn, cải thiện tốt khả năng cầm nắm.
Duy trì vóc dáng “quả lê”: tăng 10 năm tuổi thọ
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có thân hình “quả lê” (eo thon và mông lớn) có tuổi thọ cao hơn gần 10 năm so với những người có thân hình “quả táo”. Một người đàn ông 30 tuổi có bụng bia sẽ sống ít hơn gần 17 năm so với người đàn ông có bụng phẳng.
Cách kiểm tra:
- Dùng một sợi thước dây để kiểm tra xem bạn có béo hay không.
- Đầu tiên đo chiều cao của bạn bằng sợi thước dây, sau đó gấp đôi thước lại, xem xem thước sau khi đã gấp có thể dễ dàng quấn quanh eo của bạn không, nếu không, thì bạn đã béo rồi đấy!
Tập các bài thể dục kéo cơ, giãn gân: tăng 10 năm tuổi thọ
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc: “Gân dài thêm một tấc, sống thêm được mười năm.” Có nghĩa là: nếu cơ và xương khỏe có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, qua đó đạt được hiệu quả kéo dài tuổi thọ.
Tuy câu nói này hơi cường điệu nhưng công dụng của việc giãn gân đối với sức khỏe rất rõ ràng, các bài tập giãn gân có thể giúp kinh mạch không bị tắc nghẽn, tràn đầy năng lượng và ngăn ngừa các bệnh như: béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao và bệnh tiểu đường.
Phương pháp giãn gân:
Chúng ta có thể kéo giãn gân và xương cánh tay, vai, cổ, eo, chân và các bộ phận khác trên toàn cơ thể thông qua một số động tác nhỏ hàng ngày, qua đó có thể đạt được hiệu quả giữ gìn sức khỏe và dưỡng sinh.
Tươi cười mỗi ngày: tăng 7 năm tuổi thọ
Người xưa nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nghiên cứu cho thấy tuổi thọ trung bình của những người thích cười là 79,9 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của những người không hay cười chỉ có 72,9 tuổi.
Nụ cười có thể khiến con người sản sinh ra nhiều hormone bảo vệ có thể điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi mắc bệnh hiểm nghèo, những người có khiếu hài hước có khả năng được chữa khỏi hoặc khỏi bệnh cao hơn 30%.
Phương pháp:
Một bệnh viện khuyến cáo bệnh nhân “phải cười 15 phút mỗi ngày”. Ngoài ra, một viện dưỡng lão đã phát triển một cách điều trị bệnh mang tên “thuốc cười”: Họ sẽ cho người bệnh đọc 1-2 cuốn tiểu thuyết hài hước hoặc xem một bộ phim hài nhỏ mỗi ngày, điều này khiến người bệnh mỉm cười nhiều lần hơn trong ngày.
Theo Toutiao
contact-form
إرسال تعليق