Bài 5: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (phap luật trình độ Trung cấp)

 MỤC LỤC

Bài 5: PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

1.1. Quyền của người tiêu dùng

1.2.  Nghĩa vụ của người tiêu dùng

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng

2.2. Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hình ảnh minh họa

Bài 5: PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Người tiêu dùng là lực lượng đông đảo trong xã hội nên có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và là mục tiêu hướng đến của mọi doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tiêu dùng ngoài việc quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về quyền lợi, nghĩa vụ của mình.

1.1. Quyền của người tiêu dùng

Theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), người tiêu dùng có các quyền sau:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; Nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; Được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng;

- Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

1.2.  Nghĩa vụ của người tiêu dùng

Theo Điều 9, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau:

- Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận; Lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; Thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;

- Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) đã quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có các trách nhiệm sau đối với người tiêu dùng:

- Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;

- Giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng;

- Cung cấp bằng chứng giao dịch;

- Bảo hành hàng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện;

- Thu hồi hàng hóa hàng hóa có khuyết tật;

- Bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra.

2.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng

Theo Điều 12, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có các trách nhiệm sau đối với người tiêu dùng:

a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng

- Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

- Niêm yết công khai giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.

- Cảnh báo khả năng hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.

- Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hoá.

- Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ có bảo hành.

- Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch. 

b) Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

Theo Điều 13, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), bên thứ ba có các trách nhiệm sau ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:

- Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hoá, dịch vụ được cung cấp;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hoá, dịch vụ;

- Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm:

- Thực hiện theo quy định như trường hợp trên;

- Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;

- Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng;

- Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2. Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngoài trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn có trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

2.2.1. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo Điều 27, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như sau:  

Tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.2.2. Nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội

Theo Điều 28, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây:

- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;

- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;

- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.

Chính phủ quy định điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện quyền khởi kiện vì lợi ích công cộng quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 29.

CÂU HỎI 

Câu 1: Trình bày phạm vi điều chỉnh và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Câu 2: Trình bày nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Câu 3: Trình bày quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.

Câu 4: Trình bày trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. contact-form


Post a Comment

أحدث أقدم