Giáo trình môn GDQP-AN trình độ cao đẳng năm 2022 Tổng cục giáo dục nghề nghiệp

Giáo trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng (kèm theo công văn số 147//TCGDNN-ĐTCQ ngày 22 tháng 01  năm 2020 của tổng cục giáo dục nghề nghiệp)

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng giúp người học có những kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an  ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc. 

 




BÀI 1: NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1. Vị trí, tính chất, mục tiêu 

1.1. Vị trí

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.

1.2. Tính chất

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng giúp người học có những kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Mục tiêu

1.3.1. Về kiến thức

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; 

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.

1.3.2. Về kỹ năng

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;

- Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; 

- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.

1.3.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; 

- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;

- Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.

2. Các nội dung chính

Giáo trình bao gồm 13 bài:

Bài 1: Nhập môn giáo dục quốc phòng và an ninh; 

Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên;  

Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo;

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

Bài 7: Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; 

Bài 8: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

Bài 9: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

Bài 10: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

Bài 11: Đội ngũ đơn vị; 

Bài 12: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh;

Bài 13: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.


3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học 

3.1. Phong cách quân nhân và xưng hô

3.1.1. Phong cách quân nhân

- Trong quan hệ quân nhân, mọi quân nhân phải giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng và nghiêm chỉnh tuân theo những yêu cầu của sinh hoạt xã hội. Trong quan hệ với nhân dân, quân nhân phải kính trọng ng¬ười già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ;

- Quân nhân phải là ngư¬ời có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết, tương trợ và có nếp sống văn minh, lành mạnh; thái độ hoà nhã, khiêm tốn; biết tự chủ và tự trọng trong lời nói cũng như trong hành động;

- Cấm quân nhân uống r¬ượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ; uống say rượu, bia ở mọi lúc, mọi nơi; hút thuốc lá nơi công cộng; mua, bán, tàng trữ và sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Xưng hô

- Quân nhân gọi nhau bằng “Đồng chí” và xưng “Tôi” sau tiếng “Đồng chí” có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên ng¬ười mà mình định tiếp xúc. Đối với cấp trên có thể gọi là “Thủ trưởng”;

- Nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời “Có”. Khi nhận lệnh hoặc trao đổi công việc xong quân nhân phải nói “Rõ”;

- Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể x¬ưng hô với nhau theo tập quán thông th¬ường.

3.1.3. Báo cáo cấp trên

- Khi trực tiếp báo cáo với cấp trên, quân nhân phải chào và tự giới thiệu đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị của mình trên một cấp và báo cáo theo chức vụ của cấp trên khi không biết chức vụ, thì báo cáo theo cấp bậc, báo cáo xong nội dung phải nói "Hết";

- Khi báo cáo qua các phương tiện thông tin, quân nhân phải giới thiệu đủ họ, tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của mình. Nghiêm cấm mạo danh, giả mạo cấp bậc, chức vụ, đơn vị.

3.2. Đến gặp cấp trên và chào hỏi của quân nhân

3.2.1. Đến gặp cấp trên

- Quân nhân đến gặp cấp trên phải chào, báo cáo xin phép gặp, khi đ-ược phép của cấp trên mới đ¬ược gặp. Tr¬ước khi ra về phải chào cấp trên;

- Khi quân nhân cấp dưới đề nghị gặp, cấp trên phải thu xếp thời gian để sớm gặp quân nhân đó. Nếu chưa gặp đ¬ược phải báo cho quân nhân đó rõ lý do hoặc hẹn gặp vào thời gian khác, do mình quy định.

3.2.2. Chào hỏi

- Quân nhân phải chào khi gặp nhau. Cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào đáp lễ;

- Quân nhân chào bằng động tác trong các tr¬ường hợp sau: Kể cả đội mũ hoặc không đội mũ;

+ Quân nhân gặp nhau hoặc khi tiếp xúc với người ngoài quân đội và người nước ngoài; gặp quân kỳ trong đội ngũ; dự lễ lúc chào Quốc kỳ; mặc niệm; báo cáo, nhận lệnh tr¬ước cấp trên và khi rời khỏi cấp trên; gặp các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền; nhận phần thư¬ởng; tr¬ước khi bắt tay đáp lễ cấp trên; gặp linh cữu có đơn vị quân đội đi đ¬ưa;

+ Khi được giới thiệu, trước và sau khi phát biểu lần đầu trên bục phát biểu trong hội nghị, khi giới thiệu chương trình và khi tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ.

- Các cơ quan, đơn vị phải tổ chức chào đón khách đến thăm và dự lễ tại cơ quan, đơn vị theo nghi thức quân đội trong các trư¬ờng hợp sau:

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà n¬ước; các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy quân đội; khách n¬ước ngoài đến thăm chính thức đơn vị do Bộ Quốc phòng chỉ thị tổ chức đón.

- Chỉ huy cơ quan, đơn vị thực hiện chào cấp trên đến đơn vị thuộc quyền như¬ sau:

+ Đơn vị đang học tập, công tác, sinh hoạt tập trung thì ng¬ười chỉ huy, người phụ trách hoặc giáo viên hô “Đứng dậy” (nếu đang ngồi) và hô “Nghiêm” rồi ra chào báo cáo;

+ Trư¬ờng hợp đơn vị đã chào cấp trên, như¬ng sau đó lại có cấp trên khác đến;

+ Trường hợp có cả Phó Tổng tham mưu trưởng và Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị cùng đến cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ hoặc cơ quan, đơn vị cấp dưới (trừ Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Chính trị) thì người chỉ huy, chính uỷ (chính trị viên) hoặc ban tổ chức hội nghị, nghi lễ phải chào báo cáo đồng chí là trưởng đoàn, nếu không có trưởng đoàn thì báo cáo Phó Tổng tham mưu trưởng;

+ Trường hợp có cả người chỉ huy, chính uỷ (chính trị viên) cấp trên cùng đến cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc quyền thì người chỉ huy hoặc chính uỷ (chính trị viên) hoặc ban tổ chức hội nghị, nghi lễ chào báo cáo người chỉ huy;

+ Trường hợp có cả Tham mưu trưởng (phó tham mưu trưởng), chủ nhiệm chính trị (phó chủ nhiệm chính trị) các cấp khi đến cơ quan cùng cấp (trừ cơ quan tham mưu và cơ quan chính trị) hoặc cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc quyền thì người chỉ huy, chính uỷ (chính trị viên) hoặc ban tổ chức hội nghị, nghi lễ phải chào báo cáo đồng chí là trưởng đoàn, nếu không có trưởng đoàn thì chào báo cáo tham mưu trưởng (phó tham mưu trưởng). 

3.3. Qui định về mang mặc trang phục

3.3.1. Trang phục quân đội 

- Quân phục dự lễ; quân phục th¬ường dùng; quân phục dã chiến; quân phục nghiệp vụ; trang phục công tác; 

- Quân nhân phải mang mặc trang phục theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng. Các loại trang phục dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ chỉ được mặc trong khi làm nhiệm vụ. Nữ quân nhân đư¬ợc mặc thư¬ờng phục khi có thai.

3.3.2. Mang mặc trang phục theo từng mùa

- Quân nhân mặc quân phục từng mùa, theo qui định thời gian làm việc mùa nóng và mùa lạnh. Căn cứ vào thời tiết và sức khoẻ, quân nhân đư¬ợc mặc quân phục cả hai mùa trong thời gian trư¬ớc và sau 15 ngày so với thời gian làm việc quy định cho từng mùa. Khi sinh hoạt tập trung phải mặc quân phục thống nhất;

- Các đơn vị đóng quân từ Đèo Hải Vân trở vào phía Nam, căn cứ vào thời tiết cụ thể từng nơi để mặc quân phục cho phù hợp, do ngư¬ời chỉ huy từ cấp sư¬ đoàn và tư¬ơng đư¬ơng trở lên quy định thống nhất trong đơn vị thuộc quyền.

3.3.3. Các loại huân, huy chương, biển tên dược mang trên quân phục

- Huân chư¬ơng, huy ch¬ương, huy hiệu, kỷ niệm ch¬ương, biển tên, biểu tượng quân, binh chủng;

- Các loại băng, biển, phù hiệu công tác.

3.4. Biện pháp quản lý bộ đội thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân

3.4.1. Phải thường xuyên giáo dục cho mọi quân nhân nắm chắc và hiểu đúng về tầm quan trọng của việc thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân

- Người chỉ huy phải thường xuyên giáo dục cho bộ đội hiểu được vị trí, ý nghĩa, nắm được nội dung quy định về lễ tiết tác phong quân nhân, để mọi người hiểu đúng, hiểu sâu sắc, làm cơ sở cho việc tự giác chấp hành;

- Giáo dục là một biện pháp cơ bản của công tác quản lý bộ đội được đặt lên hàng đầu; đồng thời đây cũng là biện pháp xuyên suốt cả quá trình của công tác quản lý bộ đội;

- Quản lý giáo dục, huấn luyện phải được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất về hành động trong đơn vị mình quản lý;

- Hình thức giáo dục rất phong phú đa dạng như: lên lớp, thảo luận, diễn đàn, hướng dẫn hành động, thông qua sinh hoạt, học tập, công tác, điểm danh...;

- Chỉ khi được giáo dục tốt, mọi người nhận thức đúng biến thành hành động tự giác, thì khi đó hiệu quả giáo dục mới cao kết quả thực hiện mới có chất lượng tốt.

3.4.2. Thường xuyên duy trì đơn vị thực hiện tốt chế độ quy định về lễ tiết tác phong quân nhân. Phát huy vai trò và hiệu lực của các tổ chức trong và ngoài đơn vị để thực hiện công tác quản lý

- Duy trì đơn vị thực hiện tốt chế độ quy định là thuộc chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy;

- Trong công tác quản lý, biết gắn thực hiện chức trách, mối quan hệ quân nhân và lễ tiết tác phong quân nhân với từng cương vị cụ thể trong đơn vị. Tổ chức thực hiện chặt chẽ, kiên quyết, thực hiện sai đâu sửa đấy, sửa cho đến khi thực hiện đúng. Vận dụng trong mọi lúc, mọi nơi, duy trì đúng chế độ trong ngày, trong tuần và trong thực hiện các chế độ theo quy định;

- Phát huy hiệu lực của các tổ chức trong đơn vị: Tổ chức chỉ huy, tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội đồng quân nhân, Công đoàn, phụ nữ...và các tổ chức ngoài xã hội, gia đình để quản lý, thông qua các tổ chức trong và ngoài đơn vị để nắm kết quả thực hiện, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở mọi quân nhân thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân nhằm nâng cao hiệu lực quản lý.

3.4.3. Đề cao vai trò trách nhiệm, có phương pháp tác phong công tác khoa học, gương mẫu, có tinh thần đoàn kết trong công tác quản lý bộ đội thực hiện các quy định về lễ tiết tác phong quân nhân

- Người chỉ huy phân đội phải luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trước đơn vị, luôn lấy việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị gắn với trách nhiệm của bản thân mình;

- Luôn có phương pháp tác phong công tác khoa học, khẩn trương, gương mẫu, mô phạm trước đơn vị, việc thực hiện đúng chức trách mối quan hệ quân nhân và lễ tiết tác phong quân nhân của người chỉ huy chính là mệnh lệnh không lời, có sức thuyết phục cao nhất đối với đơn vị;

- Trong công tác quản lý, bản thân người chỉ huy phải thực sự tôn trọng cấp trên, thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ cấp dưới, giải quyết tốt mối quan hệ công tác của mình, phát huy dân chủ trong đơn vị, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

3.4.4. Thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện, chức trách, mối quan hệ quân nhân và lễ tiết tác phong quân nhân chính xác, khách quan, khen thưởng, xử phạt nghiêm minh

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện là nhiệm vụ thường xuyên của người chỉ huy phân đội, vì vậy yêu cầu người chỉ huy phân đội phải bám sát đơn vị, kiểm tra thường xuyên, có nhận xét đúng, có biện pháp khắc phục kịp thời;

- Quá trình kiểm tra phải đánh giá khách quan, chính xác, chỉ rõ những mạnh, yếu, những sai phạm, nhất là sai phạm về thực hiện chức trách, sai phạm về mối quan hệ quân dân, sai phạm về phong cách quân nhân vì những sai phạm đó sẽ có ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”; 

- Thông qua công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm kịp thời, thực hiện biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể chấp hành và thực hiện tốt, đồng thời phê bình, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử phạt cá nhân, đơn vị thực hiện chưa tốt.

4. Điều kiện thực hiện môn học

4.1. Địa điểm học tập

Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học.

4.2. Trang thiết bị 

4.2.1. Tài liệu 

Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc cao đẳng và các tài liệu tham khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.

4.2.2. Tranh, phim ảnh

Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an; cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng trung liên RPĐ, súng diệt tăng B41; các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC; cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97; phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.

4.2.3. Mô hình vũ khí

Mô hình súng AK-47, CKC, RPĐ, B41 cắt bổ; mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập; mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 cắt bổ; mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 luyện tập.

4.2.4. Máy bắn tập

Máy bắn MBT-03; thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK-12; thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07; lựu đạn tập nổ nhiều lần sử dụng CO2 lỏng (LĐT-15).

4.2.5. Thiết bị khác

Bao đạn, túi đựng lựu đạn; bộ bia (khung + mặt bia số 4); giá đặt bia đa năng; kính kiểm tra đường ngắm; đồng tiền di động; mô hình đường đạn trong không khí; hộp dụng cụ huấn luyện; thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả; dụng cụ cấp cứu và chuyển thương; giá súng và bàn thao tác; tủ đựng súng và thiết bị.

4.2.6. Trang phục

- Trang phục người dạy:

Trang phục mùa hè; trang phục dã chiến; mũ kêpi; mũ cứng; mũ mềm; thắt lưng; giầy da; tất sợi; sao mũ kêpi; sao mũ cứng; sao mũ mềm; nền cấp hiệu; nền phù hiệu; biển tên; ca vát môn học giáo dục quốc phòng và an ninh;

- Trang phục người học:

Trang phục hè; mũ cứng; mũ mềm; giầy vải; tất sợi; sao mũ cứng; thắt lưng; sao mũ mềm môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.

4.3. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.

5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập

Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. 

Kết quả đánh giá môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, điểm trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp nhưng là một trong các điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và được ghi vào bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp.

BÀI 2: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM


1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội.

1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình"

1.1.1. Khái niệm

 "Diễn biến hoà bình" là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước “tiến bộ”, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành. 

1.1.2. Nội dung chính 

Chiến lược "Diễn biến hoà bình" là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, quốc phòng và an ninh..., để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. 

- Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động;

- Đặc biệt, chúng coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh, sinh viên. Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. 

1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ

Bạo loạn lật đổ: Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương.

- Về hình thức của bạo loạn, gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.

Trên thực tiễn, bạo loạn lật đổ là một thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động gắn liền với chiến lược "Diễn biến hoà bình" để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực thù địch thường kích động những phần tử quá khích, làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và trong một thời gian nhất định (thường chỉ diễn ra trong không gian hẹp và thời gian ngắn) tiến tới lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Quy mô bạo loạn lật đổ, có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ đến lớn. Phạm vi địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung ương và địa phương, nơi nhạy cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu kém.

2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam

Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lược và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng đã bị thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn công bằng quân sự để xâm lược Việt Nam không thành công, chúng đã chuyến sang chiến lược mới như "bao vây cấm vận kinh tế", "cô lập về ngoại giao" kết hợp với "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng thời kỳ nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, từ năm 1975 - 1994 do hậu quả của chiến tranh để lại, do sự biến động chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “Diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam.

Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại, nên từng bước đã khắc phục có hiệu quả khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thành tựu to lớn mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đạt được trong những năm đầu của công cuộc đổi mới là chế độ chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng ngày càng giữ vững và đời sống của nhân dân lao động từng bước được cải thiện, nâng cao.

Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xóa bỏ "cấm vận kinh tế" và bình thường hóa quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy mạnh hoạt động xâm nhập như: "dính líu", "ngầm", "sâu, hiểm" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam là thực hiện âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc... Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết, cụ thể:

- Thủ đoạn về kinh tế: Chúng muốn chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Thủ đoạn về chính trị: Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập", "tự do hóa" mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Thủ đoạn về tư tưởng - văn hóa: Chúng thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền nói xấu, phủ nhận cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hóa đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

- Thủ đoạn trong lĩnh vực xã hội: Chúng thực hiện phát triển giai cấp tư sản, làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ cấu xã hội - giai cấp, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, truyền đạo trái phép để thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm "phi chính trị hóa" quân đội. Đối với công an nhân dân, chúng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ mối quan hệ giữa công an với nhân dân và lợi dụng hợp tác chống khủng bố, tội phạm quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ, phá vỡ thế trận an ninh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân.

- Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại: Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Cam-pu-chia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam 

Các thế lực thù địch chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây rối, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ của Việt Nam. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo, mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương và uy hiếp các đơn vị lực lượng vũ trang. Ở Tây Bắc, chúng kích động người H’Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Ở Tây Nguyên, chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch đã sử dụng để tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền ở một số địa phương nước ta là: kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lượng phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở, rồi uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực của địa phương. Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi sự ủng hộ, can thiệp của các thế lực bên ngoài trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao…dưới chiêu bài bảo vệ tự do dân chủ và nhân quyền, nhằm đạt được mục đích làm mất sự ổn định chính trị tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa điểm và thời gian. Nắm vững nguyên tắc xử lý trong đấu tranh chống bạo loạn lật đổ là: nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài. Hoạt động đấu tranh, xử lý bạo loạn luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, cơ quan tham mưu và phối hợp thống nhất hành động cho các lực lượng tham gia. Kịp thời phân hóa, cô lập và đấu tranh kiên quyết với bọn đầu sỏ, cực đoan, giáo dục vận động những người dân lầm đường, lạc lối. 

3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ 

3.1. Quan điểm chỉ đạo 

- Đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình" là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi lẽ, thực chất chiến lược “Diễn biến hòa bình" mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc. Mục tiêu của chiến lược đó là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và chuyển hóa theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản;

- Đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình" là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà các thế lực thù địch sử dụng trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" với nhiều đòn tấn công "mềm" trên tất cả các lĩnh vực để chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, Đảng ta đã xác định rõ nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là toàn diện, coi trọng giữ vững an ninh kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng;

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh chống "diễn biến hoà bình". 

Các thế lực thù địch sử dụng sức mạnh tổng hợp để chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đánh vào mọi tầng lớp nhân dân lao động, mọi tổ chức chính trị - xã hội, mọi lĩnh vực. Do đó, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

3.2. Phương châm tiến hành

- Kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn, phòng ngừa và chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Do đó, mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân phải thấy rõ tính chất nham hiểm của chiến lược "Diễn biến hòa bình". Từ đó, phải nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù nhằm chống phá Việt Nam;

- Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lý tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra, giải quyết các vụ gây rối, không để phát triển thành bạo loạn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bao giờ cũng chủ động chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước làm suy yếu từ bên trong và khi có thời cơ tiến hành lật đổ chế độ xã hội. Thực tế chứng minh, chủ động tấn công sẽ tạo thuận lợi giành thắng lợi trong chiến tranh nói chung và trong phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với nước ta;

- Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù đối với Việt Nam. Trên thực tế, kẻ thù thường cấu kết lực lượng phản động ở ngoài nước với những phần tử cực đoan, chống đối ở trong nước và bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm hiểm, tổng hợp. Do vậy, phải thường xuyên coi trọng xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về mọi mặt. Chú trọng tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân lao động hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn cơ bản trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" mà kẻ thù sử dụng để chống phá Việt Nam.

4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay  

4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ

Chủ động phát hiện kịp thời những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Do vậy phải giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức chính trị - xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" của kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam. Phải làm tốt công tác chỉ đạo cơ quan tham mưu, cơ quan chuyên trách và phối hợp các ngành, các cấp trong xã hội chú trọng giáo dục kiến thức quốc phòng; thông qua các kênh thông tin đại chúng để nâng cao cảnh giác cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân lao động. Cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác cách mạng trong một bộ phận nhân dân, học sinh, sinh viên trước âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" của kẻ thù chống phá nước ta hiện nay.

Mỗi người phải có ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước về thông tin, tham gia tích cực đấu tranh chống lưu truyền thông tin trái với quy định của Đảng, Nhà nước ta. Mỗi người dân Việt Nam phải có tri thức, có bản lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét phát hiện và báo cáo kịp thời thủ đoạn chống phá của kẻ thù cho cơ quan chức năng xử lý không để bị động bất ngờ.

4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế 

Muốn ngăn chặn, đấu tranh đạt hiệu quả, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với nước ta thì phải giữ vững sự ổn định xã hội và làm cho đất nước ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Do đó, việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của đất nước luôn ổn định.

Tệ quan liêu, tham nhũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là thứ giặc nội xâm. Nếu để căn bệnh này tồn tại kéo dài trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và trong xã hội thì sẽ làm cản trở phát triển kinh tế - xã hội, làm suy yếu Đảng, suy yếu bộ máy nhà nước, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân nhân lao động vào chế độ xã hội. Kẻ thù lợi dụng vấn đề này để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương, chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội.

Để giữ được sự ổn định xã hội, thì vấn đề mấu chốt phải giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực. Thực chất làm cho các nhân tố xã hội chủ nghĩa ngày càng củng cố, phát triển và sớm kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sẽ tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế. 

4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

Bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa, ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nước ta. Vì vậy, khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ; kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; sức mạnh của con người kết hợp vũ khí trang bị, trong đó, yếu tố con người giữ vững vai trò quyết định. Nhiệm vụ trước hết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải làm cho ý thức bảo vệ Tổ quốc được thấm nhuần sâu sắc trong mọi tầng lớp nhân dân mà trọng tâm là thanh niên.

Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân phải mang tính toàn diện: Tình yêu quê hương, đất nước; tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nước ta; quan điểm, đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới; tinh thần sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh... hình thức giáo dục phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.

4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt

Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh sẽ bảo đảm cho chế độ xã hội luôn ổn định, phát triển. Do vậy, phải luôn luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nước; đoàn kết trong Đảng và ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người trong nước và người đang sinh sống ở nước ngoài. 

Để đạt được sự đoàn kết rộng rãi đó, Đảng và Nhà nước phải có chính sách xã hội bảo đảm lợi ích chính đáng cho từng giai tầng, phải củng cố khối liên minh công - nông - trí luôn vững chắc, đồng thời phải phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, lòng tự hào của toàn dân.

Phải luôn chú trọng xây dựng hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng ở các cấp, nhất là ở cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả, nền nếp hoạt động của các tổ chức quần chúng... Khắc phục triệt để hiện tượng mất đoàn kết, cục bộ, bản vị, bè phái, cơ hội chủ nghĩa dưới mọi hình thức. Duy trì nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường kiểm tra Đảng ở các cấp, xử lý kịp thời những đảng viên, tổ chức đảng có khuyết điểm, khen thưởng kịp thời những đảng viên, tổ chức Đảng thực hiện tốt đường lối, chủ trương Điều lệ Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh 

Lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng an ninh nhân dân ở cơ sở là một bộ phận của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là công cụ chủ yếu bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân, tài sản Nhà nước, của tổ chức cơ sở. Do vậy, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên phải được quan tâm rộng khắp ở tất cả các làng, bản, phường, xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, bảo đảm triển khai thế trận quốc phòng, thế trận phòng thủ ở các địa phương, cơ sở. Phải chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng nhưng lấy chất lượng là chính.

Ở mỗi địa phương, phải chú trọng kết hợp phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở. Quần chúng là nền tảng, là gốc rễ của dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy, quần chúng cũng là đối tượng để kẻ thù lợi dụng, mua chuộc nhằm thực hiện âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ nhằm chống phá cách mạng nước ta.

4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch 

Mỗi thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù sử dụng trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, cần có phương thức xử lý cụ thể, hiệu quả.

Khi mỗi tình huống bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, xử trí theo nguyên tắc nhanh gọn - kiên quyết - linh hoạt - đúng đối tượng - không để lan rộng, kéo dài.

Yêu cầu phải xây dựng các phương án, tình huống kẻ thù có thể sử dụng trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ. Từ đó, xây dựng đầy đủ luyện tập các phương án sát với diễn biến từng địa phương, từng đơn vị, từng cấp, từng ngành. Hoạt động xử lý bạo loạn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, các cơ quan ban ngành làm tham mưu, trong đó Quân đội và Công an làm nòng cốt.

4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động

Đây là một giải pháp quan trọng để đấu tranh, ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù.

Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là để tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; đồng thời, là điều kiện để tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế trận "lòng dân".

Yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phải chú trọng hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, huy động và sử dụng tốt hơn nguồn vốn để tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn. Chống hiện tượng đầu tư tràn lan, để những dự án treo kéo dài, trong đào tạo chưa cân đối phân luồng cơ cấu trình độ, ngành nghề của nguồn nhân lực, để phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Những giải pháp trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm đấu tranh ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù sử dụng để chống phá Việt Nam hiện nay. Vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ này không nên coi nhẹ hoặc tuyệt đối hoá một giải pháp nào.

Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, đồng thời cũng là một đối tượng mà các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người phải có nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, cống hiến cho đất nước, phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện và góp phần đấu tranh, ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ?

2. Trình bày âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng chống phá các nước xã hội chủ nghĩa?

3. Trình bày chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá đối với Việt Nam hiện nay?

4. Phương hướng, giải pháp cơ bản phòng, chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của Đảng, Nhà nước ta hiện nay? 


BÀI 3: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ

1.1.1. Khái niệm

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. 

1.1.2. Vị trí, vai trò của dân quân tự vệ

- Dân quân tự vệ được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

- Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phong trào toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong thời bình tại địa phương. Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải đối phó với chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng chiến đấu chống mọi tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch thì vai trò của dân quân tự vệ càng được coi trọng;

- Lực lượng dân quân tự vệ đang là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trực tiếp ở từng địa phương bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước ở cơ sở;

  Đánh giá về vai trò dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã”.

 - Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế, phát triển địa phương và cả nước. Là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, phối hợp cùng các lực lượng đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống thiên tai, địch hoạ bảo đảm an toàn cho nhân dân;

  - Trong thời chiến, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phương tiện của địch, căng kéo, kìm chân, buộc địch phải sa lầy tại địa phương; vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu, tạo thế, tạo lực cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu giữ vững thế trận chiến tranh nhân dân. 

1.1.3. Nhiệm vụ của dân quân tự vệ 

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam;

- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước;

- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác;

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở;

- Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 

(Điều 8, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

1.2.1. Phương châm xây dựng

Phương châm xây dựng dân quân tự vệ theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính”.

- Vững mạnh: Được thể hiện là chất lượng phải toàn diện cả về chính trị tư tưởng, tổ chức, trình độ chính trị, quân sự và chuyên môn nghiệp vụ, biên chế trang bị hợp lý, thống nhất, có kỷ luật nghiêm, cơ động nhanh, sẵn sàng chiến đấu tốt. Mỗi tổ chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng;

- Rộng khắp: Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ở hầu hết các làng, bản, xóm, ấp xã, phường, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức Đảng, chính quyền và có dân ở đó có tổ chức dân quân tự vệ, kể cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trường hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không đủ điều kiện (không có tổ chức Đảng) tổ chức dân quân tự vệ nếu có yêu cầu thì giám đốc doanh nghiệp đề nghị và được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) đồng ý thì công dân được tham gia dân quân tự vệ ở địa phương (nơi cư trú). Giám đốc doanh nghiệp phải bảo đảm thời gian và tạo điều kiện cho công nhân tham gia dân quân tự vệ hoạt động;

- Coi trọng chất lượng là chính: Chỉ tuyển chọn đưa vào đội ngũ những công dân có lý lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, luôn chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định ở địa phương, có sức khoẻ phù hợp. 

1.2.2. Tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng dân quân tự vệ

- Tổ chức dân quân tự vệ: 

+ Tổ chức đơn vị dân quân tự vệ gồm: Tổ; Tiểu đội, khẩu đội; Trung đội; Đại hội, hải đội; Tiểu đoàn, hải đoàn;

+ Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm: Thôn đội; Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở nơi có tổ chức lực lượng tự vệ, có lực lượng dự bị động viên và nguồn sẵn sàng nhập ngũ theo quy định của pháp luật;

+ Ban chỉ huy quân sự bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương). (Điều 17, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

- Quy mô tổ chức của dân quân tự vệ:

+ Quy mô tổ chức của dân quân tự vệ được quy định như sau:

Thôn tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ;

Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động; theo yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tổ, tiểu đội trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh tổ chức tiểu đội dân quân thường trực trong trung đội dân quân cơ động của xã. Cấp xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển;

Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;

Trên cơ sở các đơn vị dân quân tự vệ quy định tại các điểm a, b và c khoản này, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên địa bàn cấp huyện có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ cơ động, trung đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trung đội dân quân tự vệ luân phiên thường trực. Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), có thể tổ chức đại đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh.

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc mở rộng lực lượng dân quân tự vệ. (Điều 18, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

- Tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp:

+ Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự phù hợp về quy mô lao động, tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ, cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này quyết định việc thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp chưa tổ chức lực lượng tự vệ, thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. (Điều 19, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

 - Chức vụ chỉ huy cơ bản của dân quân tự vệ:

+ Chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ gồm: Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng; Trung đội trưởng; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn;

+ Chỉ huy quân sự ở cơ sở gồm: Thôn đội trưởng; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở;

+ Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương. (Điều 20, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

  - Ban chỉ huy quân sự cấp xã:

+ Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm: Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã; Chỉ huy phó; Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm. Số lượng Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã do Chính phủ quy định;

+ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có chức năng và nhiệm vụ sau đây: Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở; Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên; Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; Tổ chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này; Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền. (Điều 21, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

- Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: 

+ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở gồm: Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm;

+ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở có chức năng, nhiệm vụ sau đây: Tham mưu cho cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức mình; đăng ký, quản lý tự vệ tại cơ quan, tổ chức, thực hiện công tác tuyển quân và quản lý lực lượng dự bị động viên dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của tự vệ; kế hoạch bảo vệ cơ quan, tổ chức; kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở; Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng về người, phương tiện kỹ thuật và cơ sở vật chất khác theo chỉ tiêu của Nhà nước; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương nơi đặt trụ sở; Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho tự vệ; chỉ huy tự vệ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này; Tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệ thuộc quyền theo quy định của pháp luật; Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự, công tác tổ chức và hoạt động của tự vệ thuộc quyền. (Điều 22, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

- Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương:

+ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương gồm: Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ, ngành trung ương kiêm nhiệm; Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm;

+ Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương có chức năng tham mưu cho Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, cấp ủy Đảng, người đứng đầu bộ, ngành trung ương về công tác quốc phòng của bộ, ngành; phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương và công tác dân quân tự vệ;

+ Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp hoạt động của Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương do Chính phủ quy định. (Điều 23, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

- Thôn đội:

+ Thôn đội có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền;

+ Chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và phối hợp với Trưởng thôn, Công an viên và tổ chức, đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở thôn. (Điều 24, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

- Về vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ:

+ Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật; 

+ Việc trang bị, chế độ đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật. (Điều 31, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

1.2.3. Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với dân quân tự vệ

- Giáo dục chính trị: Giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ là một nội dung quan trọng hàng đầu, nhằm làm cho dân quân tự vệ nâng cao nhận thức về chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng. Trên cơ sở đó phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ quê hương, làng xóm, địa phương, đơn vị mình.

Nội dung giáo dục cần tập trung không ngừng tăng cường bản chất cách mạng và ý thức giác ngộ giai cấp cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ, trên cơ sở đó, thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa; mục tiêu lý tưởng của Đảng; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà đảng và nhân dân ta lựa chọn; quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh, chống “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch: Công tác quốc phòng địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Một số nội dung cơ bản về hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh về dân quân tự vệ, nội dung phương pháp tiến hành vận động quần chúng...

-  Huấn luyện quân sự: Hằng năm, lực lượng dân quân tự vệ được huấn luyện theo nội dung, chương trình do Bộ Quốc phòng quy định, nội dung huấn luyện phải phù hợp và sát với cơ sở do chỉ huy quân sự địa phương các cấp xác định cụ thể. Huấn luyện toàn diện cả chiến thuật, kỹ thuật, cả bộ binh và các binh chủng, chuyên môn kỹ thuật... Thời gian huấn luyện theo quy định của pháp luật. 

1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay

- Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân quân tự vệ;

- Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn địa phương trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;

- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dân quân tự vệ.

2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên 

2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lư¬ợng dự bị động viên 

2.1.1. Khái niệm

Lực lư¬ợng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và phư¬ơng tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố góp phần quyết định sự thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

- Quân nhân dự bị gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị. Phư¬ơng tiện kỹ thuật gồm phương tiện vận tải, làm đư¬ờng, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số phư¬ơng tiện khác. Danh mục phương tiện kỹ thuật do Chính phủ quy định. 

- Quân nhân dự bị, phư¬ơng tiện kỹ thuật trong kế hoạch biên chế cho lực lượng th¬ường trực của quân đội, thông qua các đơn vị dự bị động viên. Trong thời bình, lực l¬ượng dự bị động viên đ¬ược đăng ký, quản lý, huấn luyện theo chương trình quy định và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2.1.2. Vị trí, vai trò công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên

- Công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lư¬ợc quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực bổ sung, mở rộng lực lượng quân đội khi chuyển đất n¬ớc sang trạng thái chiến tranh;

- Lực lư¬ợng dự bị động viên phối hợp chặt chẽ với lực lư¬ợng dân quân tự vệ, lực l¬ượng công an... làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu trên các địa bàn trong khu vực phòng thủ, bảo đảm sự vững chắc của thế trận quốc phòng ở địa phương, cơ sở;

- Công tác xây dựng lực lư¬ợng dự bị động viên là biểu hiện quán triệt quan điểm về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến l¬ược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế với nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, quốc phòng với kinh tế;

- Lực l¬ượng dự bị động viên đ¬ược xây dựng để bổ sung cho lực lư¬ợng thường trực của quân đội. Lực l¬ượng dự bị động viên đư¬ợc xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt cho cả xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và cả trong thực hiện chiến lược quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lư¬ợng dự bị động viên

2.2.1. Xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên bảo đảm số l¬ượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện như¬ng có trọng tâm, trọng điểm

 Việc tổ chức xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên ở n¬ước ta là một vấn đề hệ trọng, quan hệ đến vận mệnh của quốc gia, đặc biệt khi phải đối phó với chiến tranh quy mô lớn. Do đó, ngay từ thời bình, phải xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu theo kế hoạch đã xác định mới có khả năng giành thắng lợi khi có lệnh động viên.

Xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên phải có chất lượng cao. Chất l¬ượng cao được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tinh thần, tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, trình độ kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn nghiệp vụ, trang bị, khả năng bảo đảm hậu cần kỹ thuật. Vì vậy, để có chất lư¬ợng cao, yêu cầu đầu tiên là phải xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, t¬ư tư¬ởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, trong đó tập trung vào khâu quản lí, giáo dục, tạo nguồn.

Cùng với xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải nâng cao trình độ toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ. Việc huấn luyện quân sự cho lực l¬ượng dự bị động viên phải đ¬ược tiến hành nghiêm túc theo ch¬ương trình quy định của Bộ Quốc phòng.

2.2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị

 Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là cuộc vận động chính trị sâu sắc trong quần chúng để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ. Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, đ¬ược thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, sự điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phư¬ơng các cấp, sự hiệp đồng thực hiện giữa các đơn vị quân đội, cơ quan quân sự với các cơ quan trong hệ thống chính quyền, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội… và sự chăm lo xây dựng của toàn xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lư¬ợng dự bị động viên là từ Trung ư¬ơng đến cơ sở và đ¬ược thể hiện trên tất cả các mặt công tác, từ b¬ước chuẩn bị đến thực hành nhiệm vụ động viên.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân để xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh. Đó là yếu tố cơ bản nhất luôn bảo đảm cho lực l¬ượng dự bị động viên có số lư-ợng hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng đ¬ược yêu cầu trong mọi tình huống.

2.2.3. Xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên đặt d¬ưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ở địa ph¬ương, bộ, ngành

 Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên nh¬ư trên nên xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên phải đặt d¬ưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm cho lực l¬ượng này luôn có nội dung, ph¬ương hư¬ớng, mục tiêu xây dựng đúng đắn, nhằm bảo đảm sức mạnh của quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 

Sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên đ¬ược thể hiện trên tất cả các khâu, các b¬ước, từ chuẩn bị đến thực hành động viên lực lượng. 

2.3. Nội dung xây dựng lực lư¬ợng dự bị động viên 

2.3.1. Phương thức xây dựng lực lượng dự bị động viên

- Phương thức chung: Phát huy khả năng trách nhiệm cao nhất của địa phương, các ngành kinh tế, kết hợp chặt chẽ với khả năng, trách nhiệm đầy đủ của các đơn vị quân đội để tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên. Với phương thức địa phương chuyển việc giao nguồn cho các đơn vị chủ lực sang tổ chức hình thành các đơn vị dự bị động viên theo nhiệm vụ trên giao. Trong đó địa phương thực hiện là chính (trừ vũ khí trang bị và huấn luyện), các đơn vị chủ lực nhận nguồn cung cấp biểu biên chế, phối hợp cùng địa phương tổ chức thực hiện; 

- Phương thức tổ chức: Các đơn vị dự bị động viên được biên chế thành đơn vị biên chế khung thường trực và đơn vị không biên chế khung thường trực

2.3.2. Nội dung xây dựng

-  Tạo nguồn, đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên:

+ Tạo nguồn: Là cơ sở quan trọng nhất để lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

Biện pháp tạo nguồn đối với sĩ quan dự bị, cơ quan quân sự địa phương quản lý chắc số sĩ quan phục viên, xuất ngũ. Hàng năm, lựa chọn những đồng chí tuổi đời còn trẻ, có sức khoẻ, phẩm chất năng lực tốt đưa họ vào tạo nguồn. Số cán bộ chuyên môn kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân (y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải...) có thể phục vụ lợi ích quốc phòng khi có chiến tranh. Hàng năm, tuyển chọn số hạ sĩ quan có phẩm chất năng lực tốt trước khi xuất ngũ cho đi huấn luyện, đào tạo họ thành sĩ quan dự bị. Sinh viên từ các trường đại học, sau khi tốt nghiệp được đào tạo thành sĩ quan dự bị. Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện liên kết đào tạo theo nhu cầu chuyên môn kỹ thuật. Đào tạo xong có thể chuyển một số sang quân đội, số còn lại đưa vào ngạch dự bị động viên. Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự phục viên xuất ngũ, có đủ điều kiện về phẩm chất năng lực, sức khoẻ đưa họ vào nguồn. Ngoài ra, đưa cả số thanh niên đã được tuyển chọn xếp vào diện sẵn sàng nhập ngũ, nhưng chưa nhập ngũ vào nguồn quân nhân dự bị. Đối với phương tiện kỹ thuật (theo Điều 4, 24, 26 Pháp lệnh Dự bị động viên năm 1996).

+ Đăng ký, quản lý nguồn: Việc đăng ký, quản lý lực l¬ượng dự bị động viên phải có kế hoạch thường xuyên, chặt chẽ và chính xác, đăng ký quản lý cả con người và phương tiện kỹ thuật.

Đối với quân nhân dự bị, đ¬ược tiến hành đăng ký, quản lý tại nơi c¬ư trú, do Ban chỉ huy quân sự xã (ph¬ường), ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) thực hiện. Đăng ký quản lý phải chính xác theo từng chuyên ngành quân sự, độ tuổi, loại sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hoá, nhận thức về chính trị, trình độ hiểu biết về quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với phư¬ơng tiện kỹ thuật, phải đăng ký, quản lý chính xác thư¬ờng xuyên cả số lư¬ợng, chất lư¬ợng, tình trạng kỹ thuật của từng phư¬ơng tiện.

- Tổ chức, biên chế đơn vị dự bị động viên:

Tổ chức, biên chế lực lư¬ợng dự bị động viên là tổ chức sắp xếp quân nhân dự bị, ph¬ương tiện kỹ thuật thành từng đơn vị dự bị động viên theo kế hoạch để quản lý, huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Các đơn vị dự bị động viên phải duy trì đủ quân số, trang bị và phư¬ơng tiện kỹ thuật. Hiện nay, đơn vị dự bị động viên đư¬ợc tổ chức theo các loại hình: đơn vị biên chế thiếu, đơn vị biên chế khung thư¬ờng trực, đơn vị không có khung thường trực, đơn vị biên chế đủ nhân đôi và đơn vị chuyên môn thời chiến. Khi sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên phải theo nguyên tắc:

+ Sắp xếp ngư¬ời có trình độ chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kỹ thuật phù hợp với chức danh biên chế, nếu thiếu thì sắp xếp ng¬ười có trình độ chuyên nghiệp quân sự, chuyên môn kỹ thuật t¬ương ứng;

+ Sắp xếp quân nhân dự bị hạng một tr¬ước, nếu thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị hạng hai. Sắp xếp những quân nhân dự bị cư¬ trú gần nhau vào từng đơn vị.

-  Giáo dục chính trị, huấn luyện diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên:

+ Giáo dục chính trị: Giáo dục chính trị là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên nhằm làm cho mọi cán bộ chiến sĩ nâng cao nhận thức về chính trị, có lập tr¬ường tư¬ tư¬ởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lí tưởng.

 Nội dung giáo dục: Cần tập trung vào đ¬ường lối, chủ trư¬ơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nư¬ớc, quan điểm quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên, âm mư¬u thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng, truyền thống đánh giặc giữ n¬ước của dân tộc ta. Giáo dục chính trị phải thư¬ờng xuyên liên tục cho tất cả các đối tư¬ợng; được thực hiện xen kẽ trong từng giai đoạn, từng đợt huấn luyện, diễn tập.

 + Công tác huấn luyện

Phư¬ơng châm huấn luyện: “Chất l¬ượng, thiết thực, hiệu quả, tập trung có trọng tâm, trọng điểm”. Nội dung huấn luyện gồm kỹ thuật bộ binh, binh chủng; chiến thuật từng ngư¬ời đến cấp đại đội, công tác hậu cần, băng bó cứu th¬ương và hoạt động chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Biện pháp huấn luyện có thể huấn luyện tập trung tại các đơn vị dự bị động viên hoặc phân tán tại các địa phư¬ơng, cơ sở. Cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt những phư¬ơng pháp huấn luyện thích hợp sát đối tư¬ợng, sát thực tế.

Hàng năm, sau khoá huấn luyện, lực lư¬ợng dự bị động viên sẽ tham gia hợp luyện, diễn tập. Kết thúc diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, nâng cao chất lư¬ợng huấn luyện, giáo dục trong các đơn vị dự bị động viên.

Cùng với huấn luyện diễn tập, chế độ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được tiến hành theo quy định nhằm giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm đư¬ợc thực trạng tổ chức, xây dựng lực l¬ượng dự bị động viên để có chủ trư¬ơng, biện pháp sát đúng. 

- Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính cho xây dựng lực lượng dự bị động viên:

+ Vật chất kỹ thuật, kinh phí là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm xây dựng lực lượng dự bị động viên gồm vũ khí trang bị, hậu cần kỹ thuật và tài chính. Yêu cầu phải bảo đảm đúng mức, đủ để triển khai xây dựng lực lượng dự bị động viên chất lượng ngày càng cao;

+ Việc bảo đảm vật chất, kinh phí hàng năm do Chính phủ giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành, địa phương thực hiện.

2.4  Một số biện pháp xây dựng lực lư¬ợng dự bị động viên trong giai  đoạn hiện nay

- Thư¬ờng xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vị trí, nhiệm vụ, những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên;

- Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham m¬ưu và tổ chức thực hiện;

- Thư¬ờng xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dư¬ỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng lực lư¬ợng dự bị động viên;

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nư¬ớc đối với lực lư¬ợng dự bị động viên.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Dân quân tự vệ là gì? Trình bày vai trò, nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ?

2. Phương châm xây dựng dân quân tự vệ theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính”, anh (chị) hiểu vấn đề này như thế nào? Tại sao phải coi trọng chất lượng là chính? 

3. Dự bị động viên là gì? Trình bày vai trò, nhiệm vụ của lực lượng dự bị động viên?

4. Trình bày quan điểm và nguyên tắc trong xây dựng lực lượng dự bị động viên hiện nay?

BÀI 4: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA


1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

- Quốc gia là thực thể pháp lý bao gồm ba yếu tố cấu thành: Lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. 

- Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: Vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.

Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau; các đảo như Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ…; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền. Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng. 

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lý như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nước ta đối với thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.

- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ như trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao…

Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế.

- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. 

Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.

- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế

1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia 

Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 xác định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trong lòng đất.

Biên giới quốc gia trên đất liền là biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia trên bề mặt đất liền của vùng đất quốc gia. Trong thực tế, biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa hình (núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng ...); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đường lối liền các điểm quy ước). Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan. Việt Nam có đường biên giới quốc gia trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông giáp Biển Đông.

Biên giới quốc gia trên biển là biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo. Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. 

Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không. 

Biên giới quốc gia trong lòng đất là biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Độ sâu cụ thể của biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định bằng độ sâu mà kỹ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chưa có quốc gia nào quy định độ sâu cụ thể của biên giới quốc gia trong lòng đất. 

Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới. Khu vực biên giới Việt Nam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới quốc gia trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới Việt Nam trở vào.

2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia 

2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện mới. 

Lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của đất nước Việt Nam, của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể trọn vẹn và thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm. 

2.2. Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam 

Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng nên, mới giữ gìn, bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tươi đẹp như ngày hôm nay. Nhờ đó mà con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có thể tồn tại, sinh sống, vươn lên và phát triển một cách độc lập, bình đẳng với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; những giá trị, truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam được khẳng định, lưu truyền và phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.

Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, người Việt Nam luôn phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, ý chí quyết tâm “Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn; đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.

2.3. Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau

Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước. 

Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biển đảo và biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. 

Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch sử để lại, hoặc mới nẩy sinh, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng thương lượng hoà bình để giải quyết một cách có lý, có tình”. Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đối thoại, thương lượng hoà bình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Nhưng Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.

2.4. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt

Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Công dân Việt Nam phải làm đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia do pháp luật quy định. Đó là quan điểm cơ bản, đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia của Đảng và Nhà nước ta.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia. Nhà nước thống nhất quản lý việc xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia; có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biên giới quốc gia. 

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. 

3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia;

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia; 

- Thực hiện tốt chính sách đối ngoại: Đa dạng hoá, đa phương hoá các hình thức hợp tác của các cấp, các ngành; làm tốt công tác đối ngoại nhân dân hai bên biên giới, giải quyết thoả đáng những tồn tại trong quan hệ biên giới với từng nước và các vấn đề về biên giới mới nảy sinh;

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các lực lượng từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và an ninh biên giới.

2.4. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia 

Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam. 

Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia Việt Nam được quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật. Điều 64, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân…Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.”. Điều 1, Luật Nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10, Luật Biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.

Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải:

- Nhận thức rõ nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia. Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia. Điều 11, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi) nêu rõ: “Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị”. Đồng thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.

Trách nhiệm của người học trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;

- Nhận thức rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của sinh viên trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sinh viên các trường cao đẳng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại trường;

- Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Học sinh đang học tại các trường trung học chuyên nghiệp cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ý thức trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia khi được giao. 


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia như thế nào? 

2. Biên giới quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia như thế nào?   

3. Trình bày Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia?

4. Trình bày giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia?

BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc 

1.1.1. Khái niệm 

Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Khái niệm được hiểu: 

- Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, như: Dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái... 

- Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ chung, như: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa… 

1.1.2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới, quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc

- Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới

Hiện nay, trước sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến phức tạp, khó lường. Như Đảng ta đã nhận định: trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu hoá và các vấn đề toàn cầu làm cho sự hiểu biết lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc tăng lên, thúc đẩy xu thế khu vực hoá. Đồng thời các dân tộc đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, chống can thiệp áp đặt và cường quyền. 

Mặt khác, quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc, xu hướng li khai, chia rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp các quốc gia, các khu vực, các châu lục trên thế giới... Đúng như Đảng ta nhận định : “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp”. Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.

- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc 

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc:

+ Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết. 

Thực chất của vấn đề dân tộc là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 

+ Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài. Bởi do dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau; do sự khác biệt về lợi ích; do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí; do tàn dư tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước cầm quyền; do sự thống trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản động đối với các dân tộc. 

Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

- Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của V.I.Lênin 

Đó là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc. 

+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là các dân tộc không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi lĩnh vực trong quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc, và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế; xoá bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột dân tộc. Quyền bình đẳng dân tộc phải được pháp luật hoá và thực hiện trên thực tế. Đây là quyền thiêng liêng, là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết, xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc; 

+ Các dân tộc được quyền tự quyết, là quyền làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc: quyền tự quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển của dân tộc mình, bao gồm cả quyền tự do phân lập thành quốc gia riêng và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp với lợi ích chính đáng của các dân tộc. Kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng quyền tự quyết để can thiệp, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; 

+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự đoàn kết công nhân các dân tộc trong phạm vi quốc gia và quốc tế, và cả sự đoàn kết quốc tế của các dân tộc, các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, giai cấp, quốc tế. Đây là nội dung vừa phản ánh bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, vừa phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh và khả năng để giành thắng lợi.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc 

Trung thành với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách mạng, đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm dân tộc đúng đắn, góp phần cùng toàn Đảng, lãnh đạo nhân dân ta giải phóng dân tộc; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh về nội dung toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; đó là những luận điểm cơ bản chỉ đạo, lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới. 

+ Khi Tổ quốc bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, cùng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; 

+ Khi Tổ quốc được độc lập, tự do, Người đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa các dân tộc: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đường ấm no, hạnh phúc. Người rất quan tâm chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Khắc phục tàn dư tư tưởng phân biệt, kì thị dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi. Người quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc. Lên án, vạch trần mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. 

1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam 

Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống. Các dân tộc ở Việt Nam có đặc trưng sau: 

1.2.1. Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất. 

Đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do yêu cầu khách quan của công cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa dân tộc ta đã phải sớm đoàn kết thống nhất. Các dân tộc ở Việt Nam đều có chung cội nguồn, chịu ảnh hưởng chung của điều kiện tự nhiên, xã hội, chung vận mệnh dân tộc, chung lợi ích cơ bản - quyền được tồn tại, phát triển. Đoàn kết thống nhất đã trở thành giá trị tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc, là sức mạnh để dân tộc ta tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước. 

1.2.2. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo. 

Không có dân tộc thiểu số nào cư trú duy nhất trên một địa bàn mà không xen kẽ với một vài dân tộc khác. Nhiều tỉnh miền núi các dân tộc thiểu số chiếm đa số dân số như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu... 

1.2.3. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8%, dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%.

Trong tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam, số người là dân tộc Kinh chiếm đa số (85,3%) với quy mô 82,1 triệu người. Trong 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày là dân tộc đông dân nhất với 1,85 triệu người); 11 dân tộc có dân số dưới 5000 người, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 người).

Địa bàn sinh sống chủ yếu của nhóm dân tộc khác là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tại Trung du và miền núi phía Bắc, nhóm dân tộc khác chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của vùng, chiếm 56,2%; tỷ lệ nhóm dân tộc khác ở Tây Nguyên là 37,7%.

Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Xếp thứ hai là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% những người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau. Có dân tộc đã đạt trình độ phát triển cao, đời sống đã tương đối khá như dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Mường, Thái..., nhưng cũng có dân tộc đời sống còn nhiều khó khăn như một số dân tộc ở Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên... 

1.2.4. Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam. 

Các dân tộc đều có sắc thái văn hoá về nhà cửa, ăn mặc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức dân tộc riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hoá Việt Nam. Đồng thời các dân tộc cũng có điểm chung thống nhất về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức quốc gia dân tộc. Sự thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam. 

2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

2.1.1. Khái niệm 

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng phù hợp với tâm lí, hành vi của con người. 

Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội, với các yếu tố: Hệ thống giáo lí tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sĩ và tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo.

- Phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan. 

Mê tín dị đoan là những hiện tượng (ý thức, hành vi) cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng, gây hậu quả tiêu cực trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần của cá nhân, cộng đồng xã hội. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực, phải kiên quyết bài trừ, nhằm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội.

2.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo 

Các yếu tố kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý là nguồn gốc quy định sự ra đời, tồn tại, biến đổi của tôn giáo. 

- Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lực trước tự nhiên. Vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những lực lượng siêu tự nhiên có sức mạnh, quyền lực to lớn, quyết định đến cuộc sống của họ, và họ phải tôn thờ.  

Khi xã hội có giai cấp đối kháng, nạn áp bức, bóc lột, bất công của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động là nguồn gốc nảy sinh tôn giáo. V.I.Lênin đã viết: "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia…". Hiện nay, con người vẫn chưa hoàn toàn làm chủ tự nhiên và xã hội; các cuộc xung đột giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thiên tai, bệnh tật, ... vẫn còn diễn ra, nên vẫn còn nguồn gốc để tôn giáo tồn tại. 

 - Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức hạn hẹp, mơ hồ về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con người. Con người đã gán cho nó những sức mạnh siêu nhiên, tạo ra các biểu tượng tôn giáo. Mặt khác, trong quá trình biện chứng của nhận thức, con người nảy sinh những yếu tố suy diễn, tưởng tượng xa lạ với hiện thực khách quan, hình thành nên các biểu tượng tôn giáo. 

- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hãi, buồn chán, tuyệt vọng đã dẫn con người đến sự khuất phục, không làm chủ được bản thân là cơ sở tâm lý để hình thành tôn giáo. Dưới chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản…sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên” làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành người ăn xin…, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại…”. Mặt khác, lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người có công khai phá tự nhiên và chống lại các thế lực áp bức trong tình cảm, tâm lí con người cũng là cơ sở để tôn giáo nảy sinh. 

2.1.3. Tính chất của tôn giáo 

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị. 

- Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và phụ thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội. Tôn giáo còn tồn tại rất lâu dài, nhưng sẽ mất đi khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy. 

- Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái (dù đó là hư ảo). Tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần, đức tin, lối sống của một bộ phận dân cư. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân tin theo các tôn giáo. 

- Tính chính trị của tôn giáo: Xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp. Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ hỗ trợ để thống trị áp bức bóc lột và mê hoặc quần chúng. Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra, thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những lực lượng xã hội khác nhau lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. 

2.1.4. Tình hình tôn giáo trên thế giới và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Tình hình tôn giáo trên thế giới 

Theo Từ điển Bách khoa Tôn giáo thế giới, hiện nay trên thế giới có tới 20.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 2000 tôn giáo có hơn 1 triệu tín đồ. Những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay gồm có: Kitô giáo (bao gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo hay Chính thống giáo) có khoảng 2 tỉ tín đồ, chiếm 33% dân số thế giới; Hồi giáo: 1,2 tỉ tín đồ, chiếm 22% dân số thế giới; Ấn Độ giáo: 786 triệu tín đồ, chiếm 15% dân số thế giới và Phật giáo: 362 triệu, chiếm 6% dân số thế giới, các tôn giáo mới 102 triệu. Như vậy, chỉ tính các tôn giáo lớn đã có 4,4 tỉ người tin theo, chiếm 75% dân số thế giới. 

Trong những năm gần đây hoạt động của các tôn giáo khá sôi động, diễn ra theo nhiều xu hướng. Các tôn giáo đều có xu hướng mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu; các tôn giáo cũng có xu hướng dân tộc hoá, bình dân hoá, mềm hoá các giới luật lễ nghi để thích nghi, tồn tại, phát triển trong từng quốc gia dân tộc; các tôn giáo cũng tăng các hoạt động giao lưu, thực hiện thêm các chức năng phi tôn giáo theo hướng thế tục hoá, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng ảnh hưởng làm cho sinh hoạt tôn giáo đa dạng, sôi động và không kém phần phức tạp. 

- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 

Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, cần thực hiện các vấn đề có tính nguyên tắc sau: 

+ Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa. 

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chỉ có thể giải phóng quần chúng khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo bằng cách từng bước giải quyết nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Đó phải là kết quả của sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới một cách toàn diện. Theo đó, giải quyết vấn đề tôn giáo phải sử dụng tổng hợp các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực nhằm xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, dốt nát. Tuyệt đối không được sử dụng mệnh lệnh hành chính cưỡng chế để tuyên chiến, xoá bỏ tôn giáo. 

+ Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan. 

Trong chủ nghĩa xã hội, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài. Bởi vậy, phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng là: Bất kì ai cũng được tự do theo tôn giáo mà mình lựa chọn, tự do không theo tôn giáo, tự do chuyển đạo hoặc bỏ đạo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi công dân, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo đều được bình đẳng trước pháp luật. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Mọi tổ chức và cá nhân đều phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Tôn trọng gắn liền với không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng tiến bộ mọi mặt, bài trừ mê tín dị đoan, bảo đảm cho tín đồ, chức sắc tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật. 

+  Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. 

Tôn giáo có tính lịch sử, nên vai trò, ảnh hưởng của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng thay đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội. Bởi vậy, khi xem xét, đánh giá, giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo cần phải quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể, tránh giáo điều, máy móc, rập khuôn cứng nhắc. Những hoạt động tôn giáo đúng pháp luật được tôn trọng, hoạt động ích nước lợi dân được khuyến khích, hoạt động trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích dân tộc bị xử lí theo pháp luật. 

+ Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. 

Trong xã hội, sinh hoạt tôn giáo tồn tại hai loại mâu thuẫn: Mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp bóc lột và thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động, đó là mặt chính trị của tôn giáo. Mâu thuẫn không đối kháng giữa những người có tín ngưỡng khác nhau hoặc giữa người có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng, đó là mặt tư tưởng của tôn giáo. 

Cho nên, một mặt phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, mặt khác phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động của các thế lực lợi dụng tôn giáo. Việc phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quần chúng nhân dân, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo; Phát huy tinh thần yêu nước của những chức sắc tiến bộ trong các tôn giáo; Kiên quyết vạch trần và xử lí kịp thời theo pháp luật những phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng. 

2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam 

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo các tôn giáo. Hiện nay, Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân của 13 tôn giáo, các tôn giáo lớn như: Phật giáo khoảng 10 triệu tín đồ, Công giáo khoảng 6,1 triệu, Tin Lành khoảng 1,5 triệu, Cao Đài 2,4 triệu, Hoà Hảo 1,2 triệu, Hồi giáo khoảng 100 ngàn. Tổng cộng số tín đồ lên tới hơn 25 triệu người, chiếm hơn ¼ dân số cả nước. Có người cùng lúc tham gia nhiều hành vi tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 

Trong những năm gần đây các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển tổ chức, phát huy ảnh hướng trong đời sống tinh thần xã hội. Các giáo hội đều tăng cường hoạt động mở rộng ảnh hưởng, thu hút tín đồ; tăng cường quan hệ với các tổ chức tôn giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo được tu bổ, xây dựng mới khang trang đẹp đẽ; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi. 

Tuy nhiên tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng chống đối, cực đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc; vẫn còn các hoạt động tôn giáo xen lẫn với mê tín dị đoan, còn các hiện tượng tà giáo hoạt động làm mất trật tự an toàn xã hội. 

Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với cái gọi là “tự do tôn giáo” để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; tài trợ, xúi giục các phần tử xấu trong các tôn giáo truyền đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào những hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị.

3. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng, Nhà nước 

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam". Công tác dân tộc ở nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước ta khái quát trên mấy vấn đề chính sau: 

- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. 

Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. 

Trong những năm qua tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Tất cả công việc này đều được xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết dân tộc.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số. 

Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn tình trạng phát triển không đều. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Đảng và Nhà nước ta coi trọng tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi. Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Thông qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước 

 Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta khẳng định: Tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức tích cực phù hợp với xã hội mới; đồng bào tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lí nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. 

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Về chính sách tôn giáo, Đảng ta khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân".

3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Để vô hiệu hoá sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch thì giải pháp chung cơ bản nhất là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, cần tập trung vào những giải pháp cơ bản, cụ thể sau: 

- Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân

Đây là giải pháp đầu tiên, rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc, tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, vô hiệu hoá được sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch. 

Nội dung tuyên truyền giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp. Hiện nay cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước, khơi dậy lòng tự tôn tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, lương giáo của các thế lực thù địch, để đồng bào đề cao cảnh giác không bị chúng lừa gạt lôi kéo lợi dụng. Vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo đạo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo. 

- Tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội

Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng, da dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. 

Riêng đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, trước tiên cần phải thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, các tôn giáo. Chống kì thị chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để vô hiệu hoá sự chống phá của kẻ thù. 

- Chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng, xét đến cùng có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hoá sự lợi dụng của kẻ thù 

Khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ công dân thì không kẻ thù nào có thể lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. 

Bởi vậy, phải đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi vùng dân tộc, vùng tôn giáo tạo mọi điều kiện giúp đỡ đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nhanh chóng xoá đói giảm nghèo nâng cao dân trí, sức khoẻ, bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc. Khắc phục sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, các tôn giáo; sự kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Thực hiện bình đẳng đoàn kết các dân tộc các tôn giáo phải bằng các những hành động thiết thực cụ thể như: ưu tiên đầu tư sức lực tiền của giúp đồng bào phát triển sản xuất. 

- Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; của những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch

Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ cả cán bộ lãnh đạo quản lí và cán bộ chuyên môn kĩ thuật, giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo Bởi đây là đội ngũ cán bộ sở tại có rất nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo. 

- Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng

Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của kẻ thù để nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận động, bảo vệ đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt bọn xấu cùng những thủ đoạn xảo trá của chúng. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này. 

Kịp thời chủ động giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Chủ động, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo loạn. Khi xuất hiện điểm nóng, cần tìm rõ nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp; xử lí nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục vận động những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng ; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn hối cải, phục thiện. 


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc?

2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo?  

3. Trình bày một số giải pháp nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo? 

BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

1. Những vấn đ cơ bản về phòng chống tội phạm

1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. (Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

1.2. Nội dung, nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm

1.2.1. Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội

Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp. 

Những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hiện nay bao gồm:

- Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm:

+ Mặt trái nền kinh tế thị trường hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, truỵ; làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc;

+ Nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác không ít người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội;

- Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại: 

+ Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài trong nhiều năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng tham lam, ích kỷ, sa đoạ truỵ lạc trong một bộ phận nhân dân;

+ Những tác động tiêu cực, tàn dư của chế độ xã hội cũ còn tồn tại lâu dài tác động vào đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đó có tội phạm.

- Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia khác;

- Những hạn chế trong các mặt công tác quản lý nhà nước về con người, văn hoá, kinh doanh ...;

- Những hạn chế trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hoá của người dân;

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật có lúc còn kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm hoạt động phát triển. Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội;

- Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói riêng, có lúc còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót; thể hiện trên các mặt:

+ Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm;

+ Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt;

+ Hoạt động điều tra, xử lý tội phạm có lúc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lý chưa nghiêm minh;

+ Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu quả vận hành chưa cao.

- Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác giáo dục cải tạo đôi khi chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng phạm tội trở lại còn nhiều;

- Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội.

1.2.2. Nghiên cứu, soạn thảo đề ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tình trạng phạm tội trên các lĩnh vực để soạn thảo đề xuất các biện pháp đấu tranh xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cho phù hợp, bao gồm: Các giải pháp phát triển kinh tế và các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Phòng ngừa tội phạm kết hợp với thực hiện các chính sách xã hội phù hợp với các địa phương cụ thể;

- Nhà nước phải xây dựng chương trình quốc gia phòng chống tội phạm nói chung, đảm bảo các yêu cầu, nội dung sau: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, sử dụng đồng bộ hệ thống, các biện pháp phòng ngừa, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của công dân;

- Mỗi cấp, mỗi ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để xây dựng và tổ chức chương trình hành động cụ thể phòng chống tội phạm;

- Mỗi công dân phải nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác phòng ngừa tội phạm;

- Nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên kiểm tra, tạo đều kiện về vật chất và tinh thần nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm.

1.2.3. Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng chống tội phạm

Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm. 

- Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ở mỗi cấp; 

- Các Bộ, ngành triển khai chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm có liên quan đến hoạt động của mình; 

- Từng hộ gia đình, mỗi cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.

1.2.4. Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm 

Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật có trách nhiệm: chủ động phối kết hợp với các lực lượng có liên quan kịp thời phát hiện các thông tin về tội phạm và có liên quan đến tội phạm; tổ chức điều tra làm rõ các hành vi phạm tội, con người kẻ phạm tội, làm rõ những vấn đề cần chứng minh theo yêu cầu của pháp luật, phục vụ xử lý tội phạm; các cơ quan truy tố, xét xử cần căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội để xử lí đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.

1.3. Chủ thể và nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm

1.3.1. Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm

- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: 

Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa tội phạm trên các phương diện sau:

+ Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về phòng chống tội phạm, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng chống tội phạm;

+ Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung; 

+ Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội;

+ Hội đồng nhân dân địa phương ra các Nghị quyết về phòng chống tội phạm ở địa phương mình.

- Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp: 

Chức năng chính của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phòng chống tội phạm là quản lý, điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết, thể hiện:

+ Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp qui hướng dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống tội phạm;

+ Phối hợp giữa cơ quan công an với kiểm sát, tòa án để tiến hành hoạt động phòng chống tội phạm;

+ Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động giữa các chủ thể khác nhau thuộc cấp mình quản lý theo kế hoạch thống nhất;

+ Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động phòng chống tội phạm như: Ngân sách, phương tiện, điều kiện làm việc;

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt động phòng chống tội phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn;

+ Đề ra các biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng chống tội phạm như: Khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến;

- Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn:

+ Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý;

+ Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa tội phạm trong phạm vi cơ quan có hiệu quả;

+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống trong nội bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của Chính phủ.

- Các tổ chức chính trị - xã hội

+ Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, phối hợp của chính quyền chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm;

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động về công tác phòng, chống tội phạm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư;

+ Xây dựng và củng cố các mô hình đảm bảo về an ninh, trật tự tại địa bàn dân cư; củng cố hệ thống tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm ở khu dân cư; tổ chức các hình thức lấy ý kiến nhân dân thông qua các kênh đối thoại về tình hình an ninh, trật tự;

+ Hướng dẫn các kỹ năng, biện pháp cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội tại cộng đồng;

+ Phối hợp xây dựng cơ chế đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ghi nhận người có công khi tham gia phát hiện tố giác tội phạm;

+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác phòng, chống tội phạm ở xã, phường, thị trấn và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;

+ Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội về lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư. Hàng năm phối hợp tổ chức hiệu quả ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các đợt cao điểm toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và ký cam kết không vi phạm pháp luật; thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng;

+ Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản

+ Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm;

+ Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nâng cao ý thức cảnh giác;

+ Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm nói chung của Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình.

- Các cơ quan bảo vệ pháp luật: 

Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp. Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng chống tội phạm.

+ Công an: Trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng chống tội phạm theo hai hướng: Tham gia phòng chống xã hội (phòng chống chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng chống nghiệp vụ, điều tra tội phạm;

+ Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố;

+ Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.

- Công dân: 

Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải quán triệt:

+ Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm;

+ Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng;

+ Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cư;

+ Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt chương trình “Quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong trào: “Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương;

+ Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong phạm vi gia đình (quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình).

1.3.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm 

- Nhà nước quản lý, kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công, tuân thủ pháp luật, phối hợp và cụ thể, dân chủ, nhân đạo, khoa học và tiến bộ;

- Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy phòng chống là chính, chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm;

- Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.

1.4. Phòng chống tội phạm trong nhà trường

1.4.1. Trách nhiệm của nhà trường

- Xây dựng nhà trường trong sạch, lành mạnh không có các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm; Bảo đảm môi trường học tập, sinh hoạt an toàn và lành mạnh cho học sinh, sinh viên và mọi người trong trường; 

- Thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường; tuyên truyền giáo dục phòng chống tội phạm cho học sinh, sinh viên; 

- Phát động các phong trào trong nhà trường hưởng ứng các cuộc vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm với nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường;

- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và các cơ quan liên quan trong việc phòng ngừa tội phạm trong và ngoài nhà trường.  

1.4.2. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên

- Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người trong đó có vấn đề phòng chống tội phạm;

- Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường; 

- Phát hiện và cung cấp nhanh chóng các thông tin về tội phạm cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền;

- Tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật.

2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

2.1.1. Khái niệm 

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như: Thói hư, tật xấu; phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu và nếp sống xa đọa trụy lạc, mê tín đồng bóng, bói toán...

- Bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo đức, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc... là con đường dẫn đến tội phạm.

2.1.2. Mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội

- Ngăn ngừa chặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển, lan rộng trên địa bàn, trong xã hội;

- Từng bước xóa bỏ dần những nguyên nhân điều kiện của tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc;

- Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt đông tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

2.1.3. Đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

- Có tính lây lan nhanh trong xã hội; 

- Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức; đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần;

- Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm;

- Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện tượng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau;

- Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các  khu  công  nghiệp, du lịch những nơi trình độ của quần chúng nhân dân còn lạc hậu thấp kém, và công tác quản lí xã hội còn nhiều sơ hở thiếu sót.

2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nước cùng các ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.

Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trò, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

2.2.1. Chủ trương, quan điểm

Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lí thích đáng những tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào co đường hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến đời sống nhân dân và trật tự xã hội. Giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã hội làm cho họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Quan điểm trên được thể hiện trên các mặt cụ thể sau:

- Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương

Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, mang ý nghĩa kinh tế, vừa phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc. 

Để có thể giải quyết, bài trừ triệt để tệ nạn xã hội đòi hỏi phải khắc phục từng bước những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế xã hội, phải thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, lồng ghép, gắn kết công tác phòng chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương như chính sách về lao động, việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, các chính sách về văn hoá, giáo dục nhằm điều chỉnh việc xây dựng các chuẩn mực xã hội và định hướng giá trị xã hội lành mạnh, phát huy và kế thừa các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp v.v. Đẩy  mạnh chương trình “xoá đói giảm nghèo”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nhằm từng bước ngăn chặn, loại trừ, xoá bỏ tệ nạn xã hội trên địa bàn.

- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống từ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở

Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì Chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội thành hiện thực. Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.

- Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục, cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

Xử lý nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.

2.2.2. Các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: Pháp lệnh phòng, chống mại dâm (2003); Bộ luật hình sự quy định: Tội hành nghề mê tín dị đoan, Tội chứa mại dâm, Tội môi giới mại dâm, Tội mua dâm người chưa thành niên, Tội đánh bạc, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về ma tuý; các văn bản dưới luật quy định về đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.

2.3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong phòng chống tệ nạn xã hội 

2.3.1. Đối với tổ chức

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; 

- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong phòng chống các tệ nạn xã hội;

- Chủ động phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội để có biện pháp ngăn chặn kịp thời;

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền để đẩy lùi các loại tệ nạn xã hội;

- Thường xuyên phát động các phong trào phòng chống tệ nạn tại địa phương, cơ sở;

- Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu pháp luật, pháp lệnh, các văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội.

2.3.1. Đối với cá nhân

- Nhận thức rõ tác hại của tệ nạn xã hội từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội;

- Có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn xã hội cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền; 

- Tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền cũng như ngăn chặn các hoạt động tệ nạn xã hội hiện nay.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm, mối quan hệ giữa các nội dung của hoạt động phòng ngừa tội phạm?

2. Phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể trong tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm, liên hệ với thực tế môi trường học tập, công tác?

3. Vai trò của học sinh, sinh viên trong công tác phòng ngừa tội phạm, liên hệ với môi trường học tập của bản thân?

4. Phân tích các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội, công tác phòng chống tệ nạn xã hội đạt hiệu quả cần chú ý gì về lĩnh vực pháp luật?

5. Nội dung, phương pháp phòng chống tệ nạn xã hội, để làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung cần có những giải pháp nào (về pháp luật, về tổ chức thực hiện, về xây dựng môi trường sống…)?


BÀI 7: ĐƯỜNG LỐI, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ AN NINH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA TƯ TƯỞNG

1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

1.1. Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Nếu ta không mạnh thì ta chỉ là công cụ trong tay người khác. Chỉ có thực lực của ta mới quyết định thắng lợi.

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ông cha ta đã không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù lớn mạnh bên ngoài và xây đắp truyền thống dựng nước và giữ nước. Đảng ta đã phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, đánh thắng đế quốc xâm lược, giữ gìn độc lập dân tộc. 

Nước ta, qua hơn 30 năm đổi mới, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, nhất là trên các địa bàn chiến lược, xung yếu, phức tạp. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được triển khai rộng rãi.

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục được củng cố, xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; làm tốt vai trò tham mưu, góp phần chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình”, hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hoạt động cơ hội chính trị, các loại tội phạm hình sự, nhất là tội phạm nguy hiểm, có tổ chức, tội phạm ma tuý, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành công vụ; tham gia tích cực, có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống và khắc phục thiên tai.

Tuy nhiên, xu thế của thế giới ngày nay, tuy hợp tác càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất quyết liệt; khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động nhưng cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn âm mưu chống phá cách mạng nước ta quyết liệt và tinh vi hơn bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Một số phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất trong xã hội ta cũng đang phụ họa với kẻ địch, tuyên truyền chống đối Đảng, nhà nước ta. Nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội hiện nay ngăn chặn chưa có hiệu quả…tạo điều kiện để nguy cơ “Diễn biến hòa bình” lấn tới.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn và những thách thức lớn. Nếu ta suy yếu, tụt hậu xa hơn về kinh tế thì nguy cơ “Diễn biến hòa bình” và các tệ nạn xã hội khác có điều kiện lấn tới.

Trong lúc tập trung phát triển kinh tế chúng ta không thể lơ là nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Cả hai nhiệm vụ đều quan trọng, liên quan mật thiết, hỗ trợ tác động lẫn nhau.

Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược vừa thường xuyên lâu dài, vừa khẩn trương cấp bách trong cục diện thế giới và nước ta ngày nay. Mỗi cán bộ, Đảng viên, nhân dân và thanh niên cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, nêu cao cảnh giác, quyết tâm làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế; gắn bó và phối hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ an ninh và hoạt động đối ngoại. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn quân, toàn dân.

Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội. Bảo vệ an ninh tư tưởng là một nội dung quan trọng của bảo vệ văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ đường lối của Đảng, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ.

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để bảo vệ Tổ quốc; kết hợp lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận của an ninh nhân dân. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của sự kết hợp kinh tế; với quốc phòng và an ninh với kinh tế và hoạt động đối ngoại.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về  bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, tăng cường quản lý Nhà nước về quốc phòng và an ninh. 

Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

2.1. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Tăng cường công tác giáo dục nhận thức về quốc phòng an ninh đối với đội ngũ công chức. Kiến thức về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng cần đưa vào chương trình chính khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng và đưa vào chương trình chính khóa trong các nhà trường theo cấp học, bậc học.

Chú trọng giáo dục thống nhất nhận thức về đối tượng và đối tác; nắm vững đường lối, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng  trong tình hình mới; nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

Giữ vững an ninh nội địa; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân; xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.

Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; coi trọng xây dựng thế trận trên các địa bàn chiến lược trọng yếu; xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và công an, bảo vệ cơ sở.

Cơ sở chính trị - xã hội về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là sự vững chắc của hệ thống chính trị, nhận thức đúng đắn của cán bộ, Đảng viên và nhân dân, sự vững vàng về chính trị, tư tưởng của lực lượng vũ trang, của chính quyền gắn bó chặt chẽ với nhân dân, kết hợp giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng quốc gia.

Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị.

2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc tăng cường bảo vệ an ninh chính trị, văn hóa tư tưởng trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.

Tiếp tục phát triển các khu kinh tế - quốc phòng, xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế với mục tiêu tăng cường quốc phòng - an ninh là chủ yếu, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo.

Xây dựng công nghiệp quốc phòng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng vừa phục vụ dân sinh.

2.3 Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng công tác hội nhập quốc tế về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối chính sách đối nội, là bộ phận quan trọng trong đường lối chính trị của mọi quốc gia, dân tộc. Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố Việt Nam mong muốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

Trong các thời kỳ của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đều rất coi trọng chính sách đối ngoại. Điều đó thể hiện mục tiêu, bản chất chế độ ở nước ta và nguyện vọng của nhân dân. Thông qua đó chúng ta có thể khai thác tốt nhất những tiền năng, kinh nghiệm thành tựu văn hóa của thế giới, góp phần để nhân dân ta và bạn bè khắp năm châu hiểu nhau hơn, nâng cao địa vị và uy tín của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế.

Trên cơ sở kiên định đường lối độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại mở cửa giúp chúng ta thu được nhiều thắng lợi, là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới ở nước ta. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dày hệ thống mốc biên giới với Lào; hoàn thành một bước phân giới cắm mốc trên đất liền với Campuchia; bước đầu đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và thúc đẩy phân định biển phía Tây Nam với các nước liên quan. 

Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA. 

Quan hệ với các Đảng cộng sản và công nhân, Đảng cánh tả, Đảng cầm quyền và một số Đảng khác; hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục được mở rộng. 

Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt kết quả tích cực. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền.

Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ ODA và các nguồn tài trợ quốc tế khác.

Những thành tựu đó là kết quả của đường lối chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta và có sự đóng góp tích cực của nhân dân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới.

Trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn. Chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta không thể tách rời những biến đổi đó trên thế giới và khu vực. Bài học lớn của Đảng là luôn luôn kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Trong thế giới mở hiện nay, nhiều vấn đề toàn cầu, cấp bách có liên quan đến nhiều quốc gia, dân tộc mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết nổi nếu không có sự hợp tác với nhau.

Với phương châm Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, Đảng ta chủ trương mở rộng các quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.

Chủ trương đó của Đảng ta vừa phù hợp với xu thế khách quan trên thế giới, vừa là đòi hỏi cấp bách của tình hình trong nước và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa thể hiện tinh thần đổi mới, nhìn về tương lai phát triển lâu dài của cả dân tộc, xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

3. Những giải pháp cơ bản vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Trước tình hình trên, để chủ động trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, góp phần hạn chế những nguy cơ, thách thức và tranh thủ thời cơ do tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện tốt một số chủ trương và giải pháp sau: 

- Cần thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân về công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng 

Phải xác định rằng công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành chức năng, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng. Trọng tâm của công tác bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng hiện nay là phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để toàn Đảng, toàn dân, các ngành, các cấp quán triệt thực hiện đúng. Phải bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thúc đẩy giao lưu và hợp tác hóa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao đời sống của nhân dân lao động. Đặc biệt, cần quán triệt phương châm cơ bản trong bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là phải coi trọng chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính. Mặt khác, phải đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử chống đối chế độ một cách quyết liệt và sắc bén.

- Quan tâm chỉ đạo và tổ chức thường xuyên công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống; khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, đề cao các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức, lối sống lành mạnh của người Việt Nam

Các cấp, các ngành cần tăng cường các hình thức tuyên truyền giáo dục trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, niềm tự hào dân tộc; nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh kịp thời, kiên quyết làm thất bại âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh học tập, thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng. Cần làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ trách nhiệm phải kiên quyết đấu tranh với tư tưởng sùng bái cái gọi là các “giá trị” của phương Tây, xem nhẹ các giá trị văn hóa dân tộc, tâm lý hoài nghi vào cách mạng, lối sống vị kỷ; lên án những quan điểm trọng vật chất - nhẹ tinh thần, trọng cá nhân - nhẹ tập thể; trọng trước mặt - nhẹ lâu dài, các biểu hiện suy đồi đạo đức. Chú trọng bảo vệ môi trường văn hóa văn minh, trong sáng, lành mạnh ở mỗi gia đình, cơ quan và trong toàn thể tập thể.

-  Đầu tư phát triển, tăng cường sự chỉ đạo, quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa trong xã hội

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; ngăn ngừa các khuynh hướng “thương mại hóa”, “tư nhân hóa” hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật, giáo dục - đào tạo. Chấn chỉnh những lỏng lẻo, sơ hở, không để các đối tác, các thế lực thù địch lợi dụng tác động, hướng lái, chuyển hóa, phá hoại, gây phức tạp về an ninh - trật tự. Chọn lọc nhập khẩu những sản phẩm văn hóa có nội dung tốt, có giá trị về nghệ thuật; đồng thời không để báo chí, phim ảnh và các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy thâm nhập vào nước ta, phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tăng cường công tác lãnh đạo các hoạt động báo chí, xuất bản phát thanh, truyền hình, nhất là trong việc định hướng chính trị - tư tưởng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng 

Trước mắt, cần rà soát, sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Các ngành, các cấp chủ động phát hiện, kiến nghị chấn chỉnh những vi phạm, sơ hở, lỏng lẻo trong quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trên các lĩnh vực này. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quy định của Nhà nước về hoạt động và dịch vụ văn hóa, nhất là thực hiện pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước của các cơ quan, ban, ngành ở trung ương và các địa phương. Chú trọng làm tốt công tác nhân sự các cơ quan văn hóa ở Trung ương và địa phương để củng cố nội bộ thật sự trong sạch, vững mạnh.

-  Các cơ quan chức năng cần phát huy vai trò nòng cốt trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, đề ra các chủ trương, chính sách về bảo đảm an ninh trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng 

Phối hợp tổ chức tốt cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, thực hiện phương châm tư tưởng phải đi trước một bước, không để bị động đối phó. Chủ động phát hiện các vấn đề phức tạp nảy sinh trong hoạt động và dịch vụ văn hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự để tham mưu cho Đảng, Nhà nước; kiến nghị các ngành, các cấp có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời nhằm bịt kín những sơ hở, thiếu sót, ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, an ninh trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng nói riêng. Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng; bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng; tổ chức tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và xu hướng toàn cầu hóa thâm nhập, phá hoại, tác động, chuyển hóa từ bên trong, tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trong các lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng.

Trên đây, là những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình lịch sử, nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Sự nghiệp này là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân lao động chứ không phải của riêng ai. 

Sinh viên là lớp người trẻ khỏe, có trình độ, dám nghĩ, dám làm, giám chịu trách nhiệm, hơn ai hết chúng ta phải nhận thức đầy đủ, hành động đúng đắn, đáp ứng với yêu cầu của cách mạng, của thời đại. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân để phấn đấu trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội góp phần vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao nói bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược của các quốc gia?

2. Trình bày quan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng?

3. Trình bày những nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng?

4. Trình bày những giải pháp về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng?


BÀI 8: CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUÔC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc 

1.1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

1.1.1. Khái niệm

Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực quốc phòng và an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược, lật đổ kẻ thù đối với cách mạng nước ta. 

1.1.2. Mục đích của chiến tranh nhân dân

Chiến tranh nhân dân nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.1.3. Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

- Đối tượng tác chiến: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang, hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ.

- Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta: 

Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài vào với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong, đồng thời kết hợp với các biện pháp phi vũ trang để lừa bịp dư luận. Trong giai đoạn đầu sẽ bao vây phong tỏa, sau sử dụng hỏa lực đánh bất ngờ, ồ ạt.

Lực lượng tham gia với quân số đông, vũ khí trang bị hiện đại.

Khi tiến công thường trong giai đoạn đầu sẽ bao vây, phong tỏa, sau sử dụng hỏa lực đánh bất ngờ, ồ ạt. Giai đoạn thực hành thôn tính lãnh thổ có thể đồng thời hỗ trợ bạo loạn lật đổ bên trong của các lực lượng phản động và sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao để lừa bịp dư luận.

Khi tiến hành chiến tranh xâm lược địch có những mạnh, yếu sau:

+ Mạnh: Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ, có thể cấu kết được với lực lượng phản động nội địa, thực hiện trong đánh ra ngoài đánh vào.

+ Yếu: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, chắc chắn bị nhân loại phản đối. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống xâm lược chắc chắn sẽ làm cho chúng bị tổn thất nặng nề. Địa hình, thời tiết nước ta phức tạp khó khăn cho địch khi sử dụng phương tiện, lực lượng.

1.2 Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

1.2.1. Tính chất 

- Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của cách mạng;

- Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại về vũ khí trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự.

1.2.2. Đặc điểm của chiến tranh nhân dân 

Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới có những đặc điểm cơ bản sau:

- Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước, chung sức đánh giặc;

- Trong cuộc chiến tranh nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc chiến tranh mang tính độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng thời cũng được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của cả loài người tiến bộ trên thế giới, tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời đại để đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù;

- Chiến tranh diễn ra khẩn trương quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh. Địch sẽ thực hiện phương châm chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh, kết hợp tiến công hỏa lực với tiến công toàn bộ, tiến công từ bên ngoài kết hợp bạo loạn lật đổ từ bên trong và bao vây phong tỏa đường không đường bộ và đường biển để nhằm tới mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn;

- Hình thái đất nước chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài.

2. Quan điểm của Đảng ta trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

Từ trong thực tiễn, Đảng ta nhận định: Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Nếu đất nước phải đối mặt với một cuộc chiến tranh xâm lược mới của kẻ thù, chúng ta cần nắm vững sáu quan điểm cơ bản của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 

2.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

- Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc trong chiến tranh. Khẳng định đây là cuộc chiến tranh của dân, do dân và vì dân với tinh thần đầy đủ nhất. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh;

- Trong điều kiện mới ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều để đánh thắng những đội quân mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đảng ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc… Động viên toàn dân đánh giặc, chúng ta phải động viên và tổ chức quần chúng cùng lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lực của kẻ thù. Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, bằng những cách đánh độc đáo sáng tạo…Toàn dân đánh giặc phải có lực lượng nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc ở cơ sở, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh nhân dân ở địa phương. Bộ đội chủ lực cùng lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc trên chiến trường cả nước.Tiến hành chiến tranh toàn dân, đó là truyền thống đồng thời là quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần, từ xa xưa tổ tiên ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân để đánh thắng các triều đại phong kiến phương bắc, cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng dân tộc ta đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày nay chúng ta kế thừa và phát huy truyền thống ấy lên một trình độ mới phù hợp với điều kiện mới thực hiện chiến tranh toàn dân đánh thắng một cuộc tiến công xâm lược của địch;

- Tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng. Không ngừng chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đặc biệt là chất lượng chính trị. Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân sự lên một tầm cao mới. Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc...

2.2.Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

- Quan điểm trên có vai trò quan trọng vừa mang tính chỉ đạo và hướng dẫn hành động cụ thể để giành thắng lợi trong chiến tranh;

- Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất, tinh thần của quốc gia. Để phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh bại chiến tranh tổng lực của địch, chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng. Mỗi mặt trận đấu tranh đều có vị trí quan trọng của nó. Tất cả các mặt trận đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau và tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi trên chiến trường và cùng với đấu tranh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh. Truyền thống và kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước trong lịch sử của ông cha ta cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng chứng tỏ nhân dân ta đã tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện, đấu tranh với địch trên nhiều mặt trận nhưng chủ yếu đánh địch và thắng địch trên mặt trận quân sự, nhờ đó mà nhân dân ta đã giành được thắng lợi. giành và giữ nền độc lập dân tộc. Tình hình thế giới ngày nay diễn biến phức tạp và có những biến đổi sâu sắc, đất nước đang đứng trước những thuận lợi mới và những thách thức mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nỗ lực phấn đấu làm thất bại âm mưu và các chiến lược của địch, giành thắng lợi toàn diện cho chiến tranh;

- Đảng phải có đường lối chiến lược, sách lược đúng tạo thế và lực cho từng mặt trận để tạo nên sức mạnh, trước mắt chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của địch, động viên sức mạnh của toàn dân tiến hành đấu tranh trên các mặt trận khi kẻ thù phát động chiến tranh xâm lược. Phải vận dụng nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh thích hợp trên từng mặt trận đồng thời có nghệ thuật chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận đấu tranh trong từng giai đoạn cũng như cả quá trình phát triển của cuộc chiến tranh, song phải quán triệt lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để kết thúc chiến tranh.

2.3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt

- Kẻ thù xâm lược ta là nước lớn, có quân đông, trang bị vũ khí kỹ thuật cao, tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh hơn ta nhiều lần, chúng thực hiện đánh nhanh giải quyết nhanh theo học thuyết “Không - Bộ - Biển” để đạt mục đích chiến tranh xâm lược;

- Vì vậy ta phải chuẩn bị trên cả nước cũng như từng khu vực để đánh được lâu dài, ra sức tao thời cơ, nắm vững thời cơ chủ động đối phó và giành thắng lợi trong thời gian cần thiết. Trên cơ sở đó ta mới dồn sức để rút ngắn thời gian  của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Ta kiên quyết ngăn chặn địch không cho chúng mở rộng để thu hẹp không gian của chiến tranh. Mặt khác cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để thắng địch trong điều kiện chiến tranh mở rộng.

2.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

- Đây là một kinh nghiệm đồng thời là một truyền thống chống giặc ngoại xâm trước đây cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nếu chiến tranh có xảy ra chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, cuộc chiến đó sẽ diễn ra quyết liệt ngay từ đầu. Quy mô chiến tranh, thương vong về người, hao tổn về vật chất kỹ thuật sẽ rất lớn, nhu cầu bảo đảm cho chiến tranh và ổn định đời sống nhân dân đòi hỏi cao và khẩn trương. Muốn duy trì được sức mạnh để đánh thắng kẻ thù xâm lược, ta cần phải có tiềm lực kinh tế, quân sự nhất định bảo đảm cho tác chiến giành thắng lợi; 

- Vì vậy trong chiến tranh ta phải vừa kháng chiến vừa duy trì và đẩy mạnh sản xuất bảo đảm nhu cầu vật chất kỹ thuật cho chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân. Ta phải thực hành tiết kiệm trong xây dựng và trong chiến  tranh, lấy của địch đánh địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta. Không ngừng tăng thêm tiềm lực cho chiến tranh, càng đánh càng mạnh.

2.5. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn

- Hiện nay kẻ địch đang đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta nếu chiến tranh xảy ra địch sẽ tăng cường đánh phá bằng nhiều biện pháp, tiến hành chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, lợi dụng dân tộc, tôn giáo, các tổ chức phản động chống đối để kích động, chia rẽ, làm mất ổn định chính trị, gây rối bạo loạn lật đổ ở hậu phương ta để phối hợp với lực lượng tiến công từ ngoài vào;

- Vì vậy đi đôi với đấu tranh quân sự trên chiến trường ta phải kịp thời trấn áp mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch ở hậu phương ta, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phương, giữ vững sự chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

2.6. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới

- Cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ địch là tàn bạo, vô nhân đạo sẽ bị nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối;

- Đoàn kết mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân nước có quân xâm lược.

3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

3.1. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân

- Thế trận chiến tranh nhân dân là sự tổ chức bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến;

- Thế trận chiến tranh bố trí rộng trên cả nước nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh toàn diện, có khả năng độc lập tác chiến, đồng thời phối hợp với bộ đội chủ lực và đơn vị bạn đánh địch liên tục dài ngày, liên kết thành thế trận làng nước.

3.2. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân 

- Lực lượng chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện lấy lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt;

- Lực lượng toàn dân được tổ chức chặt chẽ thành lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự;

- Lực lượng vũ trang nhân dân được xây dựng vững mạnh toàn diện, coi trọng cả số lượng và chất lượng trong đó lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày mục đích, tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?

2. Trình bày quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa? 

3. Tại sao phải tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện?

BÀI 9: XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Khái niệm, đặc điểm và những quan điểm nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

1.1. Khái niệm

 Lực lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, có nhiện vụ "chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước. Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân". 

1.2. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 

1.2.1. Cả nước đang thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong khi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt

- Đất nước đã hoà bình thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội với 2 nhiệm vụ chiến lược, đây là điều kiện thuận lợi cho xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ chặt chẽ, tác động với nhau để cùng thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Do đó, trong khi chúng ta đặt nhiệm vụ trọng tâm vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; 

- Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình" chống phá cách mạng

Đây là môt khó khăn lớn cho ta trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vì chiến lược “Diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc chúng xác định chống phá ta mọi mặt trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là một trọng điểm, với mục tiêu là vô hiệu hoá, phi chính trị hoá lực lượng vũ trang nhân dân. Do đó, cần phải nắm chắc âm mưu, thủ đoạn chiến lược "Diễn biến hoà bình" của địch để có kế hoạch phòng ngừa, bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt.

1.2.2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có nhiều diễn biến phức tạp 

  - Tình hình thế giới: Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Nhưng trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, chiến trạnh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, chạy đua vũ trang (nhất là chạy đua vũ khí hạt nhân), hoạt động khủng bố, tranh chấp biên giới, tài nguyên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. 

- Khu vực Đông Nam Á, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, các nước lớn đang tăng cường ảnh hưởng của mình để lôi kéo các nước ASEAN.

1.2.3. Sự nghiệp đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước ta bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới toàn diện hơn.

- Thuận lợi cơ bản: Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.

- Thách thức lớn: Nước ta vẫn tồn tại những thách thức lớn được Đại hội Đảng lần thứ XII đề cập: Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế chậm được khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Bốn nguy cơ mà Đảng chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam).

1.2.4. Thực trạng của lực lượng vũ trang nhân dân ta

Trong những năm qua, lực lượng vũ trang ta đã có bước trưởng thành lớn mạnh cả về bản lĩnh chính trị, chất lượng tổng hợp, trình độ chính quy, sức mạnh chiến đấu không ngừng được nâng lên. Đã hoàn thành tốt cả ba chức năng, xứng đáng là lực lượng nòng cốt đi đầu giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp mà Đảng, Nhà nước giao cho. Song, trên thực tế cần tập trung tháo gỡ một số vấn đề sau:

- Về chất lượng chính trị: Trên thực tế, trình độ lý luận, tính nhạy bén, sắc sảo và bản lĩnh chính trị của không ít cán bộ, chiến sỹ ta chưa tương xứng với vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;

- Về khả năng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân còn những mặt hạn chế, chưa đáp ứng được các tình huống phức tạp (nếu xảy ra). Công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ còn có những nội dung bất cập, chưa thật sát nhiệm vụ và năng lực thực hành theo cương vị đảm nhiệm;

- Về trình độ chính quy của quân đội ta chưa đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện đại và chưa tương xứng với công tác xây dựng. Chấp hành kỷ luật của một bộ phận lực lượng vũ trang còn chuyển biến chậm, vẫn để xảy ra những vụ việc, ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang; 

- Về trang bị của lực lượng vũ trang còn lạc hậu và thiếu đồng bộ;

- Vấn đề nghiên cứu phát triển hoàn thiện nền khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời kỳ mới cần được tổ chức một cách khoa học, phối hợp chặt chẽ giữa viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và thực tiễn…

1.3. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới

1.3.1. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân 

- Ý nghĩa: Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phương hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm nắm chắc quân đội trong mọi tình huống. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua đã chứng minh điều đó. 

- Nội dung: Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn duy nhất nắm quyền lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”, Đảng không nhường hoặc chia sẻ quyền lãnh dạo cho bất cứ giai cấp, lực lượng, tổ chức nào. Đảng có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, lãnh đạo mọi hoạt động lực lượng vũ trang.

Đảng lãnh đạo trên mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức…cả trong xây dựng và chiến đấu. 

1.3.2. Tự lực tự cường xây dựng lực lượng vũ trang

- Cơ sở: Xuất phát từ truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang và thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong mấy chục năm qua. 

- Nội dung: Tự lực tự cường dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững tính độc lập tự chủ, chủ động không bị chi phối ràng buộc.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Triệt để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi về khoa học - công nghệ để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Tập trung từng bước hiện đại hoá trang bị kỹ thuật quản lý khai thác bảo quản có hiệu quả trang bị hiện có…. Tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm.

1.3.3. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở

- Cơ sở: Xuất phát từ lý luận Mác - Lênin về mối quan hệ giữa số và chất lượng, truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang của ông cha ta, từ đòi hỏi yêu cầu cao của nhiệm vụ đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng chất lượng, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở…. Do đó lực lượng vũ trang nhân dân của ta hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng nhà nước giao cho.

Từ sự chống phá của kẻ thù trong chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm phi chính trị hoá quân đội, công an.

- Nội dung: Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. Nâng cao chất lượng là chính, đồng thời có số lượng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và khả năng kinh tế của đất nước. Phải có cơ cấu hợp lý giữa các thứ quân, giữa lực lượng thường trực với lực lượng dự bị động viên.

Thường xuyên làm tốt công tác huấn luyện, diễn tập để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân. 

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có chất lượng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Về chính trị phải thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân nhân dân tin tưởng vào Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tin tưởng tuyệt đối, tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương chính sách pháp luật.

Chăm lo xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân nhân dân vững mạnh (tổ chức đảng, đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân…). Chăm lo xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ chính trị, đảng viên có phẩm chất năng lực tốt đủ sức lãnh đạo đơn vị.

1.3.4. Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi

- Cơ sở: Đây là quan điểm phản ánh chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cơ bản, thường xuyên của lực lượng vũ trang nhân dân nhân dân, có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho lực lượng vũ trang nhân dân chủ động đối phó kịp thời và thắng lợi mọi tình huống có thể xảy ra. Từ thực tiễn trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Từ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và các thế lực thù địch…

- Nội dung: Lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đánh địch kịp thời, bảo vệ được mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, không để bất ngờ về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng.

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt, duy trì và chấp hành nghiêm các chế độ, qui định về sẵn sàng chiến đấu, trực ban, trực chiến, trực chỉ huy

2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới

Phương hướng chung: Trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học tình hình thế giới, khu vực và xuất phát từ yêu cầu cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục xác định: "Tập trung xây dựng lực lượng quân đội, công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Với tổ chức, biên chế, mức tăng đầu tư ngân sách hợp lí, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Đây là cơ sở để xác định phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới. 

2.1. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng 

Là vấn đề cơ bản hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng.

 Nội dung: 

- Xây dựng bản chất giai cấp công nhân cho lực lượng vũ trang nhân dân, làm cho lực lượng này tuyệt đối trung thành với Đảng với Tổ quốc với nhân dân;

- Chấp hành mọi đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước;

- Kiên định mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

- Trước diễn biến tình hình phải phân biệt được đúng sai;

- Có tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ đoàn kết quốc tế tốt;  

- Kỷ luật tự giác nghiêm minh, dân chủ rộng rãi….

2.2. Chính quy 

Là thực hiện thống nhất về mọi mặt, dựa trên những chế độ, điều lệnh quy định, đưa mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân vào nề nếp. Nhằm thống nhất ý chí và hành động về chính trị, tư tưởng và tổ chức của mọi quân nhân, để tăng cường sức mạnh chiến đấu tổng hợp của lực lượng vũ trang nhân dân.

Nội dung: 

- Thống nhất về bản chất cách mạng mục tiêu chiến đấu, về ý chí quyết tâm, nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về tổ chức biên chế trang bị; 

- Thống nhất về quan điểm tư tưởng quân sự, nghệ thuật quân sự, về phương pháp huấn luyện giáo dục; 

- Thống nhất về tổ chức thực hiện chức trách nề nếp chế độ chính quy, về quản lý lực lượng vũ trang nhân dân, quản lý vũ khí trang bị.

2.3. Tinh nhuệ 

Biểu hiện mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân trên các lĩnh vực đạt hiệu quả cao.

Nội dung: 

- Tinh nhuệ về chính trị: Đứng trước diễn biến của tình hình, có khả năng phân tích và kết luận chính xác đúng sai từ đó có thái độ đúng đắn với sự việc đó;

- Tinh nhuệ về tổ chức: Tổ chức gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu nhiêm vụ được giao; 

- Tinh nhuệ về kỹ chiến thuật: Phải giỏi sử dụng các loại binh khí kỹ thuật hiện có, biết sử dụng trang bị vũ khí hiện đại. Giỏi các cách đánh, vận dụng mưu trí sáng tạo các hình thức chiến thuật...

2.4. Từng bước hiện đại

Đi đôi với chính quy, tinh nhuệ phải tiếp tục từng bước hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhân dân về vũ khí trang bị. Hiện đại hóa là một tất yếu, nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân ta.

Nội dung: 

- Từng bước đổi mới vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang nhân dân. Đầu tư vũ khí trang bị đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm, không dàn trải;

- Xây dựng rèn luyện lực lượng vũ trang nhân dân có bản lĩnh  trí tuệ và năng lực hành động, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại; 

- Phát triển các quân binh chủng kỹ thuât. Có nghệ thuật quân sự hiện đại, khoa học quân sự hiện đại hiện đại, có hệ thống công nghiệp quốc phòng hiện đại…, bảo đảm cho lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trong mọi điều kiện chiến tranh hiện đại;

Những nội dung trên là cả một quá trình phấn đấu lâu dài mới đạt được, hiện nay ta phải thực hiện bước đi: "từng bước" nghĩa là phải dần dần bằng khả năng của nền kinh tế và trình độ khoa học của đất nước. Quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang nhân dân phải gắn với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, với từng bước phát triển công nghiệp quốc phòng, sản xuất mới kết hợp phục hồi sửa chữa cải tiến vũ khí trang bị hiện có. 

3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

- Tổ chức các đơn vị phải gọn, mạnh, cơ động; có sức chiến đấu cao. Có số lượng phù hợp, chất lượng tốt; phù hợp với tình hình cụ thể ở từng địa phương, khu vực và thế trận cả nước;

- Nâng cao chất lượng huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, xây dựng và phát triển khoa học quân sự, khoa học công an; 

- Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có phẩm chất, năng lực tốt;

- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam?

2. Trình bày nguyên tắc xây dưng lực lương vũ trang nhân dân hiện nay?

3. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình hình hiện nay?

BÀI 10: KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH


1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam

1.1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp

Kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng và an ninh; ngược lại, quốc phòng và an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, bản chất của quốc phòng và an ninh. Lợi ích kinh tế, suy cho đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn đó, phải có hoạt động quốc phòng và an ninh. 

Bản chất của chế độ kinh tế quyết định đến bản chất của quốc phòng và an ninh. Xây dựng sức mạnh quốc phòng và an ninh vì mục đích bảo vệ và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa quy định; còn tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền, thực hiện chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa quyết định.

Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động quốc phòng, an ninh. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội”; “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế...”. Vì vậy, để xây dựng quốc phòng và an ninh vững mạnh phải xây dựng, phát triển kinh tế.

Kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng và an ninh, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang; quyết định đến đường lối chiến lược quốc phòng và an ninh. Để xây dựng chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia của mỗi nước, phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó tổ chức biên chế của lực lượng vũ trang và vào trang bị vũ khí kỹ thuật hiện có là căn cứ đặc biệt quan trọng. Những yếu tố này đều phụ thuộc vào nền kinh tế. 

Quốc phòng và an ninh không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. Quốc phòng và an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong thời bình, ở mức độ nhất định cũng có tác dụng kích thích kinh tế phát triển. Tiêu dùng cho hoạt động quốc phòng và an ninh, một mặt đặt ra cho nền kinh tế phải sản xuất ra sản phẩm, hoặc thông qua mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nó; mặt khác sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế. 

Hoạt động quốc phòng và an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội. Những tiêu dùng này, như V.I.Lênin đánh giá tiêu dùng “mất đi”, không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động quốc phòng và an ninh (thông qua học thuyết quân sự, chiến lược quân sự quốc phòng và an ninh) còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế. Hoạt động quốc phòng và an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt củng cố tăng cường quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế - xã hội vào một chỉnh thể thống nhất.

Từ sự phân tích trên đây cho thấy, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh là một tất yếu khách quan. Mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ mỗi lĩnh vực có quy luật phát triển đặc thù, do đó, việc kết hợp phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, cân đối và hài hòa.

1.2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp

Nhìn vào tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy, dù là nước lớn hay nước nhỏ; kinh tế phát triển hay chưa phát triển; dù chế độ chính trị như thế nào thì mỗi quốc gia cũng đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh, kể cả những nước mà hàng trăm năm nay chưa có chiến tranh.

Tuy nhiên, các nước khác nhau, với chế độ chính trị - xã hội khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì sự kết hợp cũng có sự khác nhau về mục đích, nội dung, phương thức và kết quả. Ngay trong một nước, trong mỗi giai đoạn phát triển thì sự kết hợp cũng khác nhau.

Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh đã có lịch sử lâu dài. Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật sống còn của dân tộc ta.

Đứng trước nguy cơ thường xuyên bị đe dọa, xâm lược và thôn tính của các thế lực thù địch, để xây dựng và phát triển đất nước, ông cha ta đã có những chủ trương, kế sách thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, đề ra kế sách giữ nước với tư tưởng: “Nước lấy dân làm gốc”, “Dân giàu, nước mạnh”, “Quốc phú binh cường”; thực hiện “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để “yên dân” mà “vẹn đất”. Thực hiện kế sách “Ngụ binh ư nông”, “Động vi binh, tĩnh vi dân” để vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng, phát triển kinh tế, đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang lập ấp ở những nơi xung yếu để “Phục binh sẵn, phá thế giặc dữ” từ xa; phát triển nghề thủ công để vừa sản xuất ra các công cụ sản xuất, vừa sản xuất ra các vũ khí, phương tiện phục vụ cho toàn dân đánh giặc; chăm lo mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, do nắm vững quy luật và biết kế thừa kinh nghiệm của lịch sử nên đã thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  một cách nhất quán với những chủ trương sáng tạo, phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) Đảng ta đề ra chủ trương “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, “Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”; vừa thực hiện phát triển kinh tế ở địa phương vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp; “Xây dựng làng kháng chiến”, địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất. 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp.

Ở miền Bắc, để bảo vệ chế độ xã hội Chủ nghĩa và xây dựng hậu phương lớn cho miền Nam đánh giặc, Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra chủ trương: “Trong xây dựng kinh tế, phải thấu suốt nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế”. Theo tinh thần đó, miền Bắc đã xây dựng, phát triển chế độ xã hội mới, nền kinh tế, văn hoá mới, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; đồng thời kết hợp chặt chẽ với chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh vững mạnh, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ở miền Nam, Đảng chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với củng cố mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền Nam vững mạnh. Đây chính là một điều kiện cơ bản bảo đảm cho cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.

Ở thời kỳ này, chúng ta phải tập trung cao độ cho nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, nên việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động và thiết thực, đã tạo được sức mạnh tổng hợp đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và để lại nhiều bài học quý giá cho thời kỳ sau.

Thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay) kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và được triển khai trên quy mô rộng lớn, toàn diện hơn. Từ năm 1986 đến nay, với tư duy mới về kinh tế, quốc phòng và an ninh, việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, bộ, ban ngành có bước chuyển biến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

Nhờ chính sách nhất quán về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh chúng ta đã phát huy được mọi tiềm năng cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, cùng với phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng. Nhờ vậy, khi đất nước bị xâm lược chúng ta đã động viên được “cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc”, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù. Do vậy đã góp phần giữ gìn và phát triển đất nước cho đến ngày nay.

2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay

2.1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh phải được thể hiện ngay trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:

- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh phải được thể hiện ngay trong việc hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia;

- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh phải được thể hiện trong huy động nguồn lực;

- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh phải được thể hiện trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược.

2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ

- Kết hợp trong xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế với quốc phòng và an ninh của vùng, cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố;

- Kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinh tế địa phương với xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu liên hoàn, các xã phường chiến đấu trên địa bàn của các tỉnh, thành phố, huyện, quận;

- Kết hợp trong quá trình phân công lại lao động của vùng, phân bố lại dân cư với tổ chức xây dựng và điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại lực lượng quốc phòng và an ninh trên từng địa bàn, lãnh thổ cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và kế hoạch phòng thủ tác chiến bảo vệ Tổ quốc và trị an. Bảo đảm ở đâu có đất, có biển, đảo là ở đó có dân và có lực lượng quốc phòng và an ninh  để bảo vệ cơ sở, bảo vệ Tổ quốc;

- Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường…. Bảo đảm tính “lưỡng dụng” trong mỗi công trình được xây dựng;

-  Kết hợp xây dựng các cơ sở, kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kỹ thuật và hậu phương vững chắc cho mỗi vùng và ở các địa phương để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh xâm lược.

2.3. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh  trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu

2.3.1. Kết hợp trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ

-  Đầu tư, phát triển các ngành: Cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, đóng tầu vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu;

-  Các cơ sở công nghiệp trong thời bình, ngoài việc đầu tư, sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, sẵn sàng sản xuất hàng quốc phòng và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng khi có yêu cầu;

-  Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ đa dạng, chú trọng khu vực biên giới, miền núi, các vùng biển, hải đảo bảo đảm cho sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống. Hệ thống dịch vụ của từng địa phương có thể chuyển thành một bộ phận hệ thống hậu cần, kỹ thuật tại chỗ khi chuyển vào các trạng thái quốc phòng.

2.3.2. Kết hợp trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

-  Trong nông nghiệp: Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lực lượng lao động để bảo đảm an ninh lương thực; phát triển đa dạng các ngành nghề, góp phần xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội trong thời bình; sẵn sàng đảm bảo quốc phòng khi có tình huống;

-  Trong lâm nghiệp: Phát triển trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, định canh, định cư gắn với xây dựng, bố trí lực lượng quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ, khu vực biên giới, ven biển, hải đảo;

-  Trong ngư nghiệp: Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, hải đảo, tạo điều kiện cho ngư dân bám trụ, sản xuất, sinh sống gắn với xây dựng lực lượng vũ trang và thế trận phòng thủ trên biển, hải đảo, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh quốc gia trên các vùng biển, hải đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.3.3. Kết hợp trong giao thông vận tải

-  Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đảm bảo kết nối giao thông giữa các vùng, miền, các trung tâm kinh tế và các tuyến vận tải chiến lược trong khu vực phòng thủ, tạo sự liên hoàn, thông suốt. Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời bình và phục vụ quốc phòng trong thời chiến;

-  Trong quy hoạch phát triển vùng phải bảo đảm phát triển nâng cấp hệ thống cảng, kênh, rạch, sông ngòi, luồng lạch, đê điều có sẵn thành mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ liên vùng làm cơ sở để kết hợp giữa phương tiện vận tải hiện đại với phương tiện vận tải thô sơ, sẵn sàng phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu, chống chia cắt trong mọi tình huống.

2.3.4. Kết hợp trong thông tin và truyền thông

- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc dân sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống thông tin liên lạc của các đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; kết hợp giữa phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và thô sơ để bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn, vững chắc phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng trong mọi tình huống; có giải pháp an ninh mạng, an toàn thông tin số cho hệ thống thông tin và có các biện pháp chống tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng;

-  Bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các nội dung, hình thức kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế xã hội với quốc phòng trên các thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại. Đấu tranh với các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa, thông tin, tuyên truyền.

2.3.5. Kết hợp trong xây dựng

- Kết hợp chặt chẽ với quốc phòng trong xây dựng, chế tạo vật liệu xây dựng lưỡng dụng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu;

-  Khi xây dựng các công trình dân sự phải đảm bảo tính lưỡng dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng; việc kết hợp phải được thực hiện từ khảo sát, quy hoạch, kế hoạch, lấy ý kiến, thẩm định và phê duyệt dự án; không xây dựng các công trình xâm phạm không lưu, các địa hình có giá trị về quân sự, quốc phòng hoặc làm ảnh hưởng, cản trở đến các phương án tác chiến;

-  Trong xây dựng cần ưu tiên nghiên cứu, chế tạo phát triển những vật liệu lưỡng dụng đáp ứng yêu cầu quốc phòng để phục vụ các công trình phòng thủ, công sự trận địa của lực lượng vũ trang; xây dựng và cải tạo các hang động tự nhiên phục vụ dân sinh gắn với phục vụ quốc phòng khi có tình huống.

2.3.6. Kết hợp trong đầu tư, quản lý kinh tế

Việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, chính sách đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng.

2.3.7. Kết hợp trong giáo dục và lao động - thương binh và xã hội

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và sẵn sàng phục vụ quốc phòng, trọng tâm là cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật giỏi ở các ngành nghề sẵn sàng phục vụ quốc phòng;

- Việc quản lý phát triển lực lượng lao động, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, đào tạo dạy nghề phải gắn với chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công và bảo trợ xã hội.

2.3.8. Kết hợp trong khoa học và công nghệ

- Hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, trí tuệ nhân tạo, phục vụ dân sinh phải gắn với các ngành khoa học và công nghệ của quốc phòng;

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ quân sự và công nghiệp quốc phòng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và ngược lại, kết nối tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế, khuyến khích liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này.

2.3.9. Kết hợp trong y tế 

Phối hợp chặt chẽ giữa y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh; xây dựng mô hình quân - dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cấp tỉnh, huyện ngoài các bệnh viện được bố trí theo cụm dân cư, phải tổ chức các đội y tế cơ động theo kế hoạch tác chiến, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời bình, đồng thời sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống.

2.3.10. Kết hợp trong quản lý tài nguyên và môi trường

 Việc quản lý, sử dụng đất đai; khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng; quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa; hoạt động khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sa mạc hóa; đo đạc bản đồ, viễn thám, phân giới cắm mốc; khắc phục, xử lý chất độc da cam/dioxin, bom, mìn, vật liệu nổ tồn dư sau chiến tranh phải bảo đảm các yêu cầu quốc phòng.

2.3.11. Các ngành, lĩnh vực khác

Khi xây dựng, triển khai quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sẵn sàng phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu; đồng thời có phương án sơ tán, phân tán đến nơi an toàn để bảo đảm sản xuất khi có tình huống quốc phòng, an ninh; sản phẩm của các ngành, lĩnh vực vừa đáp ứng phục vụ nhu cầu dân sinh thời bình và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quốc phòng khi có tình huống. 

2.4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc

- Tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nước;

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật trong huấn luyện, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang;

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quân đội, công an cho phát triển kinh tế. Xây dựng, phát triển các khu kinh tế quốc phòng, các khu quốc phòng kinh tế trên các địa bàn miền núi biên giới, giúp đỡ nhân dân địa phương ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và an ninh  trên địa bàn. Tận dụng khả năng của công nghiệp quốc phòng trong thời bình để sản xuất hàng hoá dân sự phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Thành lập các tổ, đội công tác trên từng lĩnh vực đưa về giúp đỡ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh…;

- Phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan quân sự, công an các cấp trong việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư có vốn nước ngoài.

2.5. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong hoạt động đối ngoại

- Mở rộng hoạt động đối ngoại phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; 

- Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác làm ăn. Phải lựa chọn được đối tác có ưu thế chế ngự cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch;

- Kết hợp trong việc phân bổ đầu tư vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng và an ninh của quốc gia. Khắc phục tình trạng chỉ thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc;

- Kết hợp trong xây dựng và quản lý các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, Chú trọng xây dựng các đoàn hội, lực lượng tự vệ trên cơ sở Nhà nước có luật pháp quy định rõ ràng. Đồng thời phải chú trọng bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên là người Việt Nam làm việc trong các cơ sở đối ngoại và kinh tế đối ngoại;

- Phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài trong việc quảng bá sản phẩm hàng hoá, truyền thống Việt Nam; đồng thời nắm vững đường lối đối ngoại, đường lối quân sự của nước ngoài cung cấp tình hình giúp Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn.

3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay 

3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  

Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng:

- Thường xuyên nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, kịp thời đề ra những quyết định lãnh đạo ngành, địa phương mình, thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh  một cách đúng đắn, thường xuyên; 

- Gắn chủ trương lãnh đạo với tăng cường kiểm tra việc thực hiện của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện chủ trương đường lối về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

- Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ trương và chỉ đạo thực tiễn thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh  ở ngành, địa phương thuộc phạm vi lãnh đạo của các cấp uỷ đảng.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh  phải:

- Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Nghị định 164/2018/NĐ-CP của Chính phủ về “kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng” đã ban hành ngày 21/12/2018;

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  ở ngành, bộ, địa phương cơ sở của mình dài hạn và hàng năm;

- Đổi mới nâng cao quy trình, phương pháp quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, nắm tình hình, thu thập xử lý thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo cấp dưới và kiểm tra ở mọi khâu, mọi bước của quá trình thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  ở ngành, địa phương mình.

3.2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh cho các đối tượng

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu và đang là đòi hỏi cấp thiết đối với cán bộ và nhân dân cả nước ta hiện nay

- Đối tượng bồi dưỡng: phải phổ cập kiến thức quốc phòng cho toàn dân nhưng trước hết phải tập trung vào đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.

- Nội dung bồi dưỡng: phải căn cứ vào đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để chọn lựa nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp và thiết thực nhằm nâng cao cả kiến thức, kinh nghiệm và năng lực thực tiễn sát với cương vị đảm nhiệm với từng loại đối tượng và quần chúng nhân dân.

- Hình thức bồi dưỡng: phải kết hợp bồi dưỡng tại trường với tại chức, kết hợp lý thuyết với thực hành. Thông qua sinh hoạt chính trị, qua các cuộc diễn tập thực nghiệm, thực tế ở các bộ, ngành, địa phương cơ sở để nâng cao hoàn thiện sự hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ và của toàn dân, toàn quân về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  trong tình hình mới.

3.3. Xây dựng chiến lược tổng thể kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh trong thời kỳ mới

Thực tiễn cho thấy, sự vận dụng tính quy luật kinh tế, quốc phòng và an ninh và quán triệt quan điểm kết hợp của Đảng đã đề ra còn nhiều mâu thuẫn và bất cập do thiếu định hướng chiến lược cơ bản cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì vậy, muốn kết hợp ngay từ đầu và trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một cách cơ bản và thống nhất trên phạm vi cả nước và từng địa phương, phải tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch và kế hoạch chiến lược tổng thể quốc gia về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

- Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược tổng thể về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh và đối ngoại trong thời kỳ mới, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương từ khâu khảo sát, đánh giá các nguồn lực (cả bên trong và bên ngoài) cho phát triển kinh tế và củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và đề ra các chính sách đúng đắn, như: chính sách khai thác các nguồn lực; chính sách đầu tư và phân bổ đầu tư; chính sách điều động nhân lực, bố trí dân cư; chính sách ưu đãi khoa học và công nghệ lưỡng dụng….  

3.4. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong tình hình mới

Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta có liên quan đến kết hợp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  đều phải được thể chế hoá thành luật pháp, pháp lệnh, nghị định, văn bản dưới luật một cách đồng bộ, thống nhất để quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu lực và hiệu quả trong cả nước.

- Đảng và Nhà nước phải có chính sách khai thác các nguồn lực và vốn đầu tư cả trong và ngoài nước để thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh; nhất là đối với các công trình trọng điểm, ở những địa bàn chiến lược trọng yếu như miền núi biên giới và hải đảo;

- Việc xác lập cơ chế chính sách, bảo đảm ngân sách cho kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh  cần được xây dựng theo quan điểm quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, các đoàn thể xã hội đều phải có nghĩa vụ chăm lo cho sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Việc phân bổ ngân sách đầu tư cho kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh phải theo hướng tập trung cho những mục tiêu chủ yếu, những công trình có tính lưỡng dụng cao đáp ứng cả cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng cả trước mắt và lâu dài;

- Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) có các đề tài khoa học, các dự án công nghệ sản xuất, xây dựng có ý nghĩa lưỡng dụng hoá cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. 

3.5. Củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách quốc phòng và an ninh các cấp

- Nghiên cứu bổ sung mở rộng thêm chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh nói chung và về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh  nói riêng trong thời kỳ mới;

- Kết hợp chặt chẽ giữa chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức với chăm lo bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên trách làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới;

- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Việc kết hợp được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và có sự phối hợp của các ngành, các cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh.

Để thực hiện tốt việc kết hợp, cần quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam cho toàn dân, nhất là cho học sinh, sinh viên những người quyết định tương lai của đất nước. Quá trình kết hợp phải được triển khai có kế hoạch, có cơ chế chính sách cụ thể, chặt chẽ, đồng bộ.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay?

2. Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay?

3. Phân tích các giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay?

BÀI 11: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

1. Đội hình tiểu đội

1.1  Đội hình tiểu đội một hàng ngang

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội một hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp:

+  Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành một hàng ngang... tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh.“ Tiểu đội, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

+ Động tác: Tiểu đội trưởng xác định vị trí và hướng tập hợp, rồi quay về phía các chiến sĩ, đứng nghiêm hô khẩu lệnh: “Tiểu đội ” (nếu có các tiểu đội khác cùng học tập ở bên cạnh thì phải hô rõ phiên hiệu của tiểu đội mình).

Ví dụ: “Tiểu đội 1”. Nếu không có tiểu đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô: “Tiểu đội”, khi nghe hô “Tiểu đội”, toàn tiểu đội quay về phía tiểu đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh.

Khi toàn tiểu đội đã sẵn sàng chờ lệnh, tiểu đội trưởng hô tiếp: “Thành một hàng ngang... tập hợp”, rồi quay về phía hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp.

Nghe dứt động lệnh “tập hợp” toàn tiểu đội nhanh chóng, im lặng chạy vào tập hợp, đứng về phía bên trái của tiểu đội trưởng thành một hàng ngang, giãn cách 70cm (tính từ giữa gót chân của hai người đứng bên cạnh nhau) hoặc cách nhau 20cm ( tính khoảng cách hai cánh tay của  hai người đứng cạnh nhau). 

Đội hình tiểu đội một hàng ngang

 (Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Khi đã có từ 23 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều ra phía trước chính giữa đội hình cách 35 bước, quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp. Từng người, khi đã đứng vào vị trí phải nhanh chóng tự động gióng hàng đúng giãn cách sau đó đứng nghỉ (xem hình 1).

- Điểm số:

+ Khẩu lệnh:“điểm số” không có dự lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “điểm số”, các chiến sỹ theo thứ tự từ bên phải sang trái lần lượt điểm số từ một cho đến hết tiểu đội. Khi điểm số của mình, phải kết hợp quay mặt sang trái 45, khi điểm số xong phải quay mặt trở lại; người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “hết”.

Từng người, trước khi điểm số của mình phải đứng nghiêm, nếu đang đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi mới điểm số của mình, điểm số xong phải về tư thế đứng nghỉ. Điểm số phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục.

- Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm.

+ Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) - thẳng”, có dự lệnh và động lệnh, “ Nhìn bên phải (trái) là dự lệnh; “thẳng” là động lệnh.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “thẳng”, trừ chiến sĩ làm chuẩn (người đứng đầu bên phải hoặc bên trái đội hình) vẫn nhìn thẳng, còn các chiến sĩ khác phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái), xê dịch lên, xuống để gióng hàng và giữ gián cách.

Khi gióng hàng ngang, từng người phải nhìn được nắp túi áo ngực bên trái (phải) của người đứng thứ tư về bên phải (trái) của mình (đối với chiến sĩ nữ nhìn ve cổ áo).

Khi tiểu đội đã gióng hàng xong, tiểu đội tưởng hô “thôi”. Nghe dứt động lệnh “thôi”, tất cả tiểu đội đều quay mặt trở lại, đứng nghiêm, không xê dịch vị trí đứng.

Tiểu đội trưởng kiểm tra giãn cách giữa các chiến sĩ, sau đó quay nửa bên trái (phải) đi đều về phía người làm chuẩn cách 23 bước, quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang. Nếu thấy gót chân và ngực của các chiến sĩ nằm trên một đường thẳng là hàng ngang đã thẳng.

Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh: “Đồng chí X hoặc số X Lên hoặc xuống”, chiến sĩ nghe gọi tên hoặc số của mình phải quay mặt nhìn về hướng tiểu đội trưởng và làm theo lệnh của tiểu đội trưởng. Khi các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng tiểu đội trưởng hô “được”, các chiến sĩ quay mặt trở về hướng cũ.

Thứ tự sửa cho người đứng gần, người làm chuẩn trước, tiểu đội trưởng có thể qua phải (trái) một bước để kiểm tra hàng.

Cũng có thể sửa cho 23 chiến sĩ cùng một lúc. Ví dụ: “Từ số 3 đến số 7, lên hoặc xuống”, các chiến sĩ trong số được gọi làm động tác như khi sửa từng người.

Chỉnh đốn xong tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy.

Nếu lấy chiến sĩ đứng ở giữa hàng làm chuẩn để chỉnh đốn thì: Tiểu đội trưởng phải dùng khẩu lệnh để chỉ định người làm chuẩn: “Đồng chí X hoặc số X làm chuẩn”, chiến sĩ X nghe gọi, đứng nghiêm trả lời “Có” và giơ tay trái lên. Tiểu đội trưởng hô tiếp: “Nhìn giữa. thẳng”, các chiến sĩ đứng hai bên lấy người làm chuẩn để gióng hàng. Chiến sĩ làm chuẩn sau khi nghe dứt động lệnh “thẳng”, khoảng 5 giây thì bỏ tay xuống vẫn đứng nghiêm. Khi chỉnh đốn hàng, tiểu đội trưởng có thể về bên phải (trái) để chỉnh đốn hàng ngũ.

Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ làm như khi nhìn bên phải (trái) để chỉnh đốn hàng ngang.

- Giải tán:

+ Khẩu lệnh: “giải tán”, không có dự lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “giải tán”, mọi người trong tiểu đội nhanh chóng tản ra, nếu đang đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi tản ra.

1.2 Đội hình tiểu đội hai hàng ngang

- Ý nghĩa và các bước thực hiện cơ bản giống đội hình tiểu đội một hàng ngang. Những điểm khác:     

+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành 2 hàng ngang - tập hợp”.

+ Vị trí khi đứng trong đội hình: Các số lẻ đứng hàng trên (số 1, 3, 5, 7), các số chẵn đứng hàng dưới (số 2, 4, 6, 8,). Cự ly giữa hàng trên và hàng dưới làm 1m (hình 2).

+ Đội hình hai hàng ngang không có điểm số.

+ Khi gióng hàng, các chiến sĩ đứng hàng thứ hai vừa phải gióng hàng ngang và dùng ánh mắt gióng hàng dọc để đứng đúng cự ly và giãn cách.


 (Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

1.3 Đội hình tiểu đội một hàng dọc

- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội một hàng dọc thường dùng trong hành tiến, trong đội hình tập hợp cả trung đội, đại đội khi tập trung sinh hoạt học tập. Đội hình tiểu đội một hàng dọc thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp:

+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành một hàng dọc - tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội, thành một hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

+ Động tác của tiểu đội trưởng giống như ở đội hình một hàng ngang.

Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn tiểu đội im lặng nhanh chóng chạy vào tập hợp, đứng sau tiểu đội trưởng thành một hàng dọc, cự ly giữa người đứng trước và người đứng sau là 1m (tính từ hai gót chân của hai người.

Khi đã có từ 23 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều ra phía trước đội hình, chếch về bên trái cách đội hình 35 bước, quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp.

Từng người, khi đã vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng đứng đúng cự ly, sau đó đứng nghỉ. (Hình 3).

Hình 3: Đội hình tiểu đội một hàng dọc

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Điểm số:

+ Khẩu lệnh: “điểm số”, không có dự lệnh.

+ Động tác: Giống như ở phần tiểu đội một hàng ngang, chỉ khác: Khi quay mặt phải quay hết cỡ sang bên trái và điểm số từ trên xuống dưới. 

- Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm.

+ Khẩu lệnh: “Nhìn trước thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh.

+ Khi nghe dứt động lệnh “thẳng”, trừ chiến sĩ số 1 làm chuẩn, còn các chiến sĩ khác dóng hàng dọc, nhìn thẳng giữa gáy người đứng trước mình (không nhìn thấy gáy người đứng thứ hai trước mình), tự xê dịch sang phải, trái để thẳng hàng dọc và xê dịch lên, xuống để đúng cự ly.

Khi tiểu đội đã gióng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “thôi”, toàn tiểu đội đứng nghiêm. Tiểu đội trưởng quay nửa bên trái đi đều về trước, chính giữa đội hình các đội hình từ 23 bước, nhìn vào đội hình để kiểm tra hàng dọc. Hàng dọc thẳng là đầu (mũ), cạnh vai của các chiến sĩ nằm trên một đường thẳng.

Nếu chiến sĩ nào chưa đứng thẳng hàng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh gọi tên (hoặc số) để sửa: “Qua phải”, “Qua trái”. Chiến sĩ (số) được gọi tên làm theo lệnh của tiểu đội trưởng. Khi chiến sĩ đã đứng thẳng hàng, tiểu đội trưởng hô “được”, lần lượt sửa từ trên xuống dưới, cũng có thể sửa cho 23 chiến sĩ cùng một lúc. Sửa xong, tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy ở bên trái phía trước đội hình.

- Giải tán: Khẩu lệnh, động tác giống như ở đội hình một hàng ngang.

1.4  Đội hình tiểu đội hai hàng dọc

- Ý nghĩa và các bước thực hiện cơ bản giống như tiểu đội một hàng dọc. Những điểm khác:

+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội, thành hai hàng dọc  - tập hợp”.

+ Các chiến sĩ số lẻ đứng thành một hàng dọc ở bên phải, các chiến sĩ số chẵn đứng thành một hàng dọc ở bên trái. (Hình 4).

+ Đội hình hai hàng dọc không điểm số.

+ Khi gióng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng bên trái (hàng số chẵn) vừa gióng hàng dọc, vừa dùng ánh mắt để gióng hàng ngang.

 Những điểm chú ý:

- Trước khi tập hợp, người chỉ huy phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của đội hình. Khi tập hợp nên tránh hướng gió, hướng mặt trời chiếu thẳng vào mắt chiến sĩ, (nếu không ảnh hưởng đến việc xem tập, xem động tác mẫu).

- Phải xác định được đội hình, vị trí tập hợp, hướng đội hình rồi đứng tại vị trí tập hợp hô khẩu lệnh tập hợp, sau đó làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp. Nếu vị trí tập hợp xa nơi tiểu đội trưởng đứng (quá 20m) thì tiểu đội trưởng phải đôn đốc, nhắc nhở tiểu đội về vị trí tập hợp. Tiểu đội trưởng không được hô dứt động lệnh “tập hợp”, rồi mới chạy đến vị trí tập hợp tiểu đội (dù chỉ 3 4m).

- Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, chuẩn xác, mẫu mực. Khi sửa cho chiến sĩ phải dùng khẩu lệnh để chỉ huy, không sờ vào người.

- Từng người khi đã vào tập hợp phải trật tự, động tác gióng hàng đúng cự ly, giãn cách, tập trung nghe lệnh của tiểu đội trưởng.

Hình 4: Tiểu đội hai hàng dọc

 (Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2. Đội hình trung đội

2.1 Đội hình trung đội một hàng ngang

- Ý nghĩa: Đội hình trung đội một hàng ngang thường dùng trong huấn luyện, nói chuyện, điểm danh, kiểm tra, điểm nghiệm, khám súng, giá súng, đặt súng....Đội hình trung đội một hàng ngang thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp:

+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng ngang - tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

+ Động tác: Cơ bản giống như phần tiểu đội hàng ngang.

Khi nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng chạy vào tập hợp đứng về phía bên trái của trung đội trưởng theo thứ tự: Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành một hàng ngang) trung đội thành một hàng ngang.

Khi tiểu đội đã vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chính giữa đội hình cách 58 bước quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp.

Từng người vào vị trí phải nhanh chóng tự động gióng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ (hình 5).


   3  5 bước                                              

    Hình 5: Đội hình trung đội một hàng ngang

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Nếu trung đội ở nơi không có các phân đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô khẩu lệnh: “Trung đội thành 1 hàng ngang - tập hợp ”, không phải hô phiên hiệu đơn vị.

Nếu trung đội đang vui chơi, trung đội trước khi hô khẩu lệnh tập hợp, phải thổi còi (nếu có) hoặc phát tín hiệu để mọi người ngừng hoạt động, chú ý nghe khẩu lệnh.

- Điểm số:

+ Điểm số theo từng tiểu đội để đổi hình, đổi hướng:

Khẩu lệnh: “từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh.

Nghe dứt động lệnh, từng tiểu đội điểm số theo thứ tự: Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các tiểu đội trưởng không điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội điểm số xong thì hô “hết”, không phải quay mặt.

+ Điểm số toàn trung đội để nắm quân số

Khẩu lệnh: “điểm số”, không có dự lệnh.

Động tác: Khi nghe dứt động lệnh, toàn trung đội điểm số, các tiểu đội trưởng cũng điểm số. Lần lượt điểm số theo thứ tự và nối tiếp nhau từ tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Người đứng cuối cùng của tiểu đội 3 điểm số xong thì hô: “hết”, không phải quay mặt.

Động tác điểm số của từng người giống như điểm số đội hình tiểu đội.

- Chỉnh đốn hàng ngũ:

Trước khi chỉnh đốn, trung đội trưởng phải hô cho toàn trung đội đứng nghiêm.

Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống như chỉnh đốn hành ngũ của phần tiểu đội 1 hàng ngang.

Chỉ khác: Khi trung đội trưởng quay nửa bên trái (phải) chạy đều về phía bên phải (trái) người làm chuẩn để chỉnh đốn đội hình, cách người làm chuẩn 35 bước, quay vào đội hình để chỉnh đốn hàng ngũ.

- Giải tán:

Khẩu lệnh, động tác giống như giải tán ở đội hình tiểu đội một hàng ngang.

2.2  Đội hình trung đội hai hàng ngang

- Ý nghĩa và các bước thực hiện trên cơ sở tiểu đội hai hàng ngang cấu thành.Thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp:

+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành hai hàng ngang - tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. 

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội im lặng chạy vào tập hợp đứng bên trái của trung đội trưởng theo thứ tự: Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành hai hàng ngang, số lẻ đứng trên, số chẵn đứng dưới) toàn trung đội thành hai hàng ngang.

Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra đứng ở phía trước chính giữa đội hình cách 5 8 bước quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp (xem hình 6).

                                       5  8 bước



Hình 6: Đội hình trung đội hai hàng ngang

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Chỉnh đốn hàng ngũ:

Khẩu lệnh và động tác của trung đội trưởng, động tác của chiến sĩ trong trung đội giống như chỉnh đốn hàng ngũ của đội hình trung đội một hàng ngang.

Chỉ khác: Cả hai hàng đều phải quay mặt và dóng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng dưới vừa gióng hàng ngang vừa phải dùng ánh mắt để gióng hàng dọc. Người làm chuẩn đứng ở đầu (hoặc cuối) của từng hàng nhìn thẳng.

Trung đội trưởng kiểm tra hàng trên trước, sau đó mới kiểm tra hàng dưới.

- Giải tán: Như ở đội hình tiểu đội hàng ngang.

2.3  Đội hình trung đội ba hàng ngang

- Ý nghĩa và các bước thực hiện trên cơ sở đội hình tiểu đội hai hàng ngang cấu thành. Thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp:

+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng ngang - tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội vào vị trí tập hợp theo thứ tự: Tiểu đội 1 đứng bên trái trung đội trưởng, tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng sau tiểu đội 2 (mỗi tiểu đội thành một hàng ngang, trung đội thành ba hàng ngang, vị trí chỉ huy của trung đội trưởng và các động tác giống như phần tập hợp  trung đội hai hàng ngang (xem hình 7).



Hình 7: Trung đội ba hàng ngang

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Điểm số: 

+ Khẩu lệnh: “điểm số”, không có dự lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “điểm số”, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (giống như phần tiểu đội một hàng ngang điểm số), tiểu đội trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số của tiểu đội 1 mà tính số của mình.

Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thừa hoặc thiếu quân số so với quân số đã điểm của tiểu đội 1, thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết, khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong đứng nghỉ.

Ví dụ:  Tiểu đội 1 có 7  người.

Tiểu đội 2 có 8 người.

Tiểu đội 3 có 6 người.

Khi báo cáo, người đứng cuối hàng tiểu đội 2 báo: “Tiểu đội 2 thừa một”. Người đứng cuối hàng tiểu đội 3 báo: “Tiểu đội 3 thiếu một”.

- Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm.

+ Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) - thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. Nhìn bên phải (trái) là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “thẳng”, cả ba hàng đều phải quay mặt hết cỡ về bên làm chuẩn để gióng hàng, ba người làm chuẩn của 3 hàng nhìn thẳng và giữ đúng cự ly. Hàng thứ ha và ba phải dùng ánh mắt để giữ hàng dọc.

Các động tác khác thực hiện như phần chỉnh đốn hàng ngũ ở đội hình trung đội một hàng ngang.

- Giải tán: Như ở đội hình trung đội một hàng ngang.

2.4  Đội hình trung đội một hàng dọc

- Ý nghĩa: Đội hình một hàng dọc thường dùng để hành quân, di chuyển ở ngoài bãi tập được nhanh chóng, thuận tiện. Đội hình một hàng dọc thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp:

+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng dọc - tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành một hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. 

Hô khẩu lệnh xong, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội nhanh chóng im lặng vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng 1m theo thứ tự: Tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành 1 hàng dọc) nối tiếp nhau thành trung đội một hàng dọc (cự ly mỗi người cách nhau 1m).

Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 58 bước, quay vào đội hình để đôn đốc các tiểu đội tập hợp.

Từng người đã vào vị trí phải nhanh chóng tự động gióng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ.

Nếu trung đội ở một nơi không có các phân đội khác ở bên cạnh, thì chỉ hô khẩu lệnh: “Trung đội một hàng dọc - tập hợp”, không phải hô phiên hiệu đơn vị. Nếu trung đội đang vui chơi, trung đội trưởng trước khi hô khẩu lệnh tập hợp, phải thổi còi (nếu có) hoặc phát tín hiệu để mọi người ngừng hoạt động, chú ý nghe khẩu lệnh. (xem hình 8)

- Điểm số: (có hai cách điểm số)

Giống như điểm số ở đội hình trung đội một hàng ngang.

Nếu nghe thấy khẩu lệnh: “từng tiểu đội điểm số”, thì theo thứ tự tiểu đội 1, 2, 3 điểm số, tiểu đội trưởng không điểm số.                                   



Hình 8: Trung đội một hàng dọc

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Nếu nghe khẩu lệnh: “điểm số”, thì toàn trung đội điểm số từ một đến hết, các tiểu đội trưởng cũng phải điểm số. Động tác điểm số của từng người như phần điểm số ở đội hình tiểu đội.

- Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi điểm số, hô cho trung đội đứng nghiêm.

+ Khẩu lệnh: “Nhìn trước thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh.

+ Động tác: Giống như ở phần tiểu đội một hàng dọc, chỉ khác: Trung đội trưởng đi về phía đầu đội hình, cách người đứng đầu 35 bước để kiểm tra hàng.

- Giải tán: Thực hiện như ở đội hình hàng ngang.

2.5  Đội hình trung đội hai hàng dọc

- Ý nghĩa và các bước thực hiện trên cơ sở đội hình tiểu đội hai hàng dọc cấu thành. Thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp:

+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành hai hàng dọc - tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành hai hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. 

Hô khẩu lệnh xong, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội nhanh chóng, im lặng vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo thứ tự: Tiểu đội 1 đứng sau trung đội trưởng, tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng sau tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành 2 hàng dọc, số lẻ đứng bên phải, số chẵn đứng bên trái, thành trung đội hai hàng dọc.

- Chỉnh đốn hàng ngũ: Cơ bản giống như đội hình tiểu đội hai hàng dọc.

Chỉ khác: Khi nghe dứt động lệnh: “thẳng”, các tiểu đội trưởng qua trái 1/2 bước để đứng trước chính giữa đội hình tiểu đội của mình. Tất cả nhìn thẳng để gióng hàng dọc và dùng ánh mắt để gióng hàng ngang (hình 9).

Khoảng cách của trung đội trưởng đến tiểu đội 1 khi kiểm tra hàng là 35 bước.

- Giải tán: Thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang.

Hình 9: Trung đội hai hàng dọc

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.6  Đội hình trung đội ba hàng dọc

- Ý nghĩa và các bước thực hiện trên cơ sở đội hình tiểu đội một hàng dọc cấu thành. Thực hiện thứ tự như sau:

- Tập hợp

+ Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng dọc - tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành ba hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.


Hình 10: Trung đội ba hàng dọc

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội nhanh chóng, im lặng vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo thứ tự: Tiểu đội 1 đứng sau trung đội trưởng, tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng bên trái tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành một hàng dọc, trung đội thành ba hàng dọc (xem hình 10).          

- Điểm số:

Khẩu lệnh, động tác giống như điểm số của trung đội ba hàng ngang. Chỉ khác là điểm số theo đội hình hàng dọc.

- Chỉnh đốn hàng ngũ:

Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống như chỉnh đốn hàng ngũ ở đội hình trung đội hàng dọc (các tiểu đội trưởng không điểm số).

- Giải tán: Thực hiện như đội hình trung đội một hàng dọc.

3. Đổi hướng đội hình

Ý nghĩa: Dùng để đổi hướng đội hình cho phù hợp với nhiệm vụ và địa hình cụ thể, đồng thời rèn luyện ý thức hiệp đồng động tác trong đội hình.

a) Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ

- Đổi hướng đội hình về phía bên phải bằng cách quay bên phải:

+ Khẩu lệnh: “Bên phải...quay”, có dự lệnh và động lệnh.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh“quay”, từng người trong đội hình đều thực hiện động tác quay bên phải.

- Đổi hướng đội hình về phía bên trái bằng cách quay bên trái:

+ Khẩu lệnh: “Bên trái...quay”, có dự lệnh và động lệnh.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh“quay”, từng người trong đội hình đều thực hiện động tác quay bên trái. đội hình lúc này đổi sang hướng mới nhưng không thể giữ được đội hình hàng dọc (ngang) như trước khi đổi (xem hình 11).

Hình 11: Đổi hướng đội hình về bên phải (trái)

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Đổi hướng đội hình về đằng sau bằng cách quay đằng sau:

+ Khẩu lệnh: “Đằng sau...quay”, có dự lệnh và động lệnh.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “quay”, từng người trong đội hình đều thực hiện động tác quay đằng sau. đội hình lúc này đổi sang hướng mới nhưng không thể giữ được đội hình hàng dọc (ngang) như trước khi đổi nhưng ngược số thứ tự (xem hình 12).

 

Hình 12: Đổi hướng đội hình về đằng sau

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

b) Đổi hưóng đội hình trong khi đi  

-  Động tác vòng bên phải:

+ Khẩu lệnh: “Vòng bên phải...bước”, có dự lệnh và động lệnh, động lệnh rơi vào chân phải.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “bước”, người đầu hàng bên phải làm động tác giậm chân xoay dần sang bên phải rồi đi tiếp, các số ở bên trái lấy người bên phải làm chuẩn vừa đi vừa chuyển hướng sang bên phải giữ hàng ngang thẳng, các hàng sau đi đều đến vị trí hàng trước thì làm động tác như hàng trước đổi hướng sang bên phải (xem hình 13).


a)                                           b)

Hình 13: Đổi hướng khi đi - Vòng bên phải

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Động tác vòng bên trái:

+ Khẩu lệnh: “Vòng bên trái...bước”, có dự lệnh và động lệnh, động lệnh rơi vào chân trái.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh“bước”, người đầu hàng bên trái làm động tác giậm chân xoay dần sang bên trái rồi đi tiếp, các số ở bên phải lấy người bên trái làm chuẩn vừa đi vừa chuyển hướng sang bên trái giữ hàng ngang thẳng, các hàng sau đi đều đến vị trí hàng trước thì làm động tác như hàng trước đổi hướng sang bên trái (xem hình 14).


Hình 14: Đi vòng bên trái

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Động tác vòng đằng sau:

+ Khẩu lệnh: “Vòng bên phải (trái) vòng đằng sau...bước”, có dự lệnh và động lệnh.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “bước”, toàn đội hình làm động tác vòng giống như động tác vòng bên phải bên (trái). Chỉ khác người làm trụ phối hợp với trong hàng xoay dần sang hướng mới 1800 (xem hình 15).

 

Hình 15: Đi vòng đằng sau

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bước tập hợp đội hình tiểu đội hàng ngang? 

2. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bước tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc?

3. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bước tập hợp đội hình trung đội hàng ngang?

4. Ý nghĩa, thứ tự nội dung các bước tập hợp đội hình trung đội hàng dọc?

5. Ý nghĩa, nội dung các bước đổi hình khi đứng tại chỗ và khi đang đi đều?

BÀI 12: GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

A. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

1. Súng trường CKC cỡ 7,62 mm

Súng trường tự động nạp đạn kiểu Xi mô nốp cỡ 7,62mm do Liên Xô cũ chế tạo, gọi tắt là CKC. Trung Quốc và một số nước dựa theo kiểu này để sản xuất năm 1956, gọi là kiểu K56. Việt Nam gọi chung là súng trường nửa tự động CKC.


Hình 1: Súng trường CKC

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

1.1. Tác dụng và tính năng chiến đấu

1.1.1. Tác dụng 

Súng trường tự động CKC trang bị cho từng người sử dụng, dùng hoả lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch, súng cấu tạo gọn nhẹ, chỉ bắn được phát một.

 Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô (cũ) sản xuất, hoặc đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc và một số nước sản xuất. Việt Nam đã sản xuất loại đạn  dùng cho AK và đưa vào sử dụng; gồm có các loại đầu đạn thường, đầu đạn vạch sáng, đầu đạn xuyên cháy, đầu đạn cháy, hộp tiếp đạn chứa 10 viên, dùng chung đạn với súng tiểu liên AK; súng trường K63; súng trung liên RPĐ, RPK.

1.1.2. Tính năng chiến đấu

- Tầm bắn xa nhất:                                      3600 m

- Tầm bắn hiệu quả nhất:                            400 m

- Hoả lực tập trung mục tiêu mặt đất:          800 m

- Bắn máy bay quân dù:                              500 m

- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu người nằm        365 m

     Mục tiêu người chạy        525 m

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm:                  1000 m

- Đầu đạn vẫn có khả năng sát thương mục tiêu ở cự ly:   1500 m.

- Tốc độ đầu của đầu đạn:                          735 m/s

- Tốc độ bắn chiến đấu:                              35-40 phát/phút

- Khối lượng toàn bộ súng: Không lắp đạn nặng     3,75 kg

                      Có lắp đạn đủ nặng      3,90 kg 

- Khối lượng viên đạn nặng:                  16,2 gam

- Chiều dài của súng: Khi giương lê    1260 mm

                                 Khi gập lê        1020 mm

1.2. Cấu tạo chung của súng và đạn

1.2.1. Cấu tạo chung của súng 

Súng trường tự động CKC có 12 bộ phận chính sau:

 


Hình 2: Cấu tạo của súng trường CKC

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Nòng súng

- Bộ phận ngắm

- Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng

- Bệ khoá nòng 

- Khoá nòng

- Bộ phận cò      - Bộ phận đẩy về

     - Cần đẩy và lò xo cần đẩy

     - Ống dẫn thoi, ốp lót tay trên

     - Báng súng

     - Hộp tiếp đạn

     - Lê  

  Đồng bộ của súng: Phụ tùng, dây súng, bao đựng kẹp đạn và đạn.

1.2.2. Cấu tạo chung của đạn

Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn.

1.3. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng và đạn

1.3.1. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng

- Nòng súng

+ Tác dụng: Làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc; Định hướng bay cho đầu đạn; Tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định; Làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục khi vận động.

+ Cấu tạo: Lỗ trích khí thuốc, khâu truyên khí thuốc, buồng đạn để chứa đạn và chịu áp lực của khí thuốc; bệ lắp lê có mấu giữ lê ở thế gập và mở, có lỗ lắp thông nòng, khuy để mắc dây súng, khâu giữ đầu báng súng; mấu giữ hộp tiếp đạn, nòng súng và hộp khóa nòng bằng ốc.

- Bộ phận ngắm

+ Tác dụng: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự li khác nhau.

+ Cấu tạo:

Đầu ngắm: Bệ đầu ngắm, bệ di động, thân đầu ngắm có ren để hiệu chỉnh súng về tầm, vành bảo vệ đầu ngắm.


1. Đầu ngắm  

2. Vòng bảo vệ đầu ngắm 

3. Bệ di động

4. Bệ đầu ngắm


Hình 3: Bộ phận đầu ngắm

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề, Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Thước ngắm: Bệ thước ngắm, thân thước ngắm có các vạch khấc ghi các số từ 1-10 tương ứng cự ly thực tế từ 100m đến 1000m, cữ ngắm để lấy góc bắn ở các cự ly khác nhau (thước ngắm chữ  tương ứng cự ly 300m).

1. Bệ thước ngắm 

2. Thân thước ngắm 

3. Cữ thước ngắm

4. Then hãm 

5. Thành thước ngắm 

6. Khe ngắm


Hình 4: Bộ phận thước ngắm

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề, 2015).

- Hộp khoá nòng

+ Tác dụng: Để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động, che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khóa nòng.

+ Cấu tạo: Gồm có lỗ chứa cần đẩy; gờ trượt bệ khoá nòng; mấu hất vỏ đạn; lẫy báo hết đạn để giữ khoá nòng ở phía sau khi bắn hết đạn; khấc tỳ để đuôi khoá nòng tỳ vào khi đóng khoá; chốt giữ nắp hộp khoá nòng; khuyết chứa mấu giữ then hãm.


 Hình 5: Hộp khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Nắp hộp khoá nòng

+ Tác dụng: Bảo vệ, che bụi  các bộ phận bên trong hộp khóa nòng.

+ Cấu tạo:  Gồm có hai mấu nắp hộp khoá nòng, hai gờ trượt bệ khoá nòng, mấu đuôi nắp hộp khoá nòng, lỗ lắp then hãm.

                 


            

                                Hình 6: Nắp hộp khóa nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bệ khoá nòng

+ Tác dụng: Để làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động.

+ Cấu tạo: Gồm có khe lắp kẹp đạn, mặt tỳ để đuôi cần đẩy tỳ vào làm bệ khoá nòng lùi, rãnh trượt khớp với gờ trượt ở bệ khoá nòng, tay kéo khoá nòng, mấu kéo khoá nòng để móc vào mấu mở, mở và kéo khoá nòng về sau, mấu đè để đè thân đuôi khoá nòng xuống khi khoá nòng, lỗ chứa bộ phận đẩy về.

               


        Hình 7: Bệ khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Khoá nòng

+ Tác dụng: Đẩy đạn vào buồng đạn, đóng mở khoá nòng, làm đạn nổ, lấy vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.

+ Cấu tạo: Gồm có ổ chứa đít đạn, mấu đẩy đạn, móc đạn, kim hoả, mấu mở khoá để khớp với mấu kéo ở bệ khoá khi mở khoá, mấu vát đóng khóa khớp với khấc tỳ hộp khoá nòng khi đóng khoá và để giương búa.


 Hình 8: Khóa nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bộ phận cò

+ Tác dụng: Giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hoả, khoá an toàn, chống nổ sớm khi chưa đóng khoá chắc chắn.

+ Cấu tạo: 

Khung cò: Để liên kết các bộ phận cò.

Then giữ nắp hộp tiếp đạn

Lẫy bảo hiểm: Để giữ cho búa không đập vào kim hoả khi chưa đóng khoá

                     


Hình 9: Bộ phận cò

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bộ phận đẩy về

+ Tác dụng: Đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng tiến về trước.

+ Cấu tạo: Lò xo đẩy về, cốt lò xo, vành hãm, cốt di động. 




Hình 10: Bộ phận đẩy về

1.Lò xo đẩy về; 2.Cốt lò xo; 3.Cốt di động; 4.Vành hãm

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề, 2015).

- Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy

+ Tác dụng: Để truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi.

+ Cấu tạo: Gồm thoi đẩy có mặt thoi, vành dẫn, rãnh cản khí thuốc; cần đẩy có vành tán cần đẩy. 


Hình 11: Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo

a.Thoi đẩy; b.Cần đẩy; c.Lò xo cần đẩy

1.Mặt thoi; 2.Rãnh cản khí thuốc; 3.Vành tán cần đẩy

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề, 2015).

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

+ Tác dụng: Dẫn thoi chuyển động, giữ súng bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn.

+ Cấu tạo: Ống dẫn thoi có lỗ thoát khí thuốc và mấu để lắp ống dẫn thoi với bệ khoá nòng, ốp lót tay có khe thoát nhiệt.


Hình 12: Ốp lót tay và Ống dẫn thoi

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Báng súng

+ Tác dụng: Tỳ súng vào vai, giữ súng khi bắn;

+ Cấu tạo: Đế báng súng, cổ báng, đầu báng, cửa lắp hộp tiếp đạn và bộ phận cò, máng chứa nòng súng, ổ chứa phụ tùng.

 


Hình 13: Báng súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Hộp tiếp đạn

+ Tác dụng: Chứa đạn và tiếp đạn cho súng khi bắn

+ Cấu tạo: Thân hộp tiếp đạn, lò xo cần nâng đạn, trục để lắp cần nâng đạn, nắp hộp tiếp đạn.



      Hình 14: Hộp tiếp đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Lê

+ Tác dụng: Dùng để gạt, đâm khi đánh giáp lá cà

+ Cấu tạo: Lưỡi lê, cán lê, khâu lê.

                                                     

                         


    Hình 15: Lưỡi lê

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

1.3.2. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của đạn

- Vỏ đạn 

+ Tác dụng: Để liên kết các bộ phận với nhau thành 1 viên đạn hoàn chỉnh; để chứa và bảo vệ thuốc phóng, hạt lửa; bịt kín buồng đạn, không cho khí thuốc phụt ra sau khi bắn; định vị khi nạp đạn vào buồng đạn.

+ Cấu tạo: Vỏ đạn thường dược làm bằng đồng thau hay thép mạ đồng, gồm có: Cổ vỏ đạn để liên kết với đầu đạn, vai vỏ đạn đề tì vào buồng đạn, thân vỏ đạn để chứa và bảo vệ thuốc phóng, gờ đáy vỏ đạn để mắc vào ngoàm móc đạn, đáy vỏ đạn có lỗ chứa hạt lửa, bên trong có 2 lỗ thông lửa.

- Hạt lửa 

+ Tác dụng:  Để phát lửa đốt cháy thuốc phóng

+ Cấu tạo: Gồm vỏ và thuốc mồi. Vỏ hạt lửa làm bằng đồng để đựng thuốc mồi, được lắp vào đáy vỏ đạn. Thuốc mồi gồm fuyminat thuỷ ngân, clorat kali, sunfua ăngtimoan.

- Thuốc phóng 

+ Tác dụng: Để sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn vận động.

+ Cấu tạo: Thuốc phóng là loại thuốc không khói với hình dáng là hạt nhỏ, từng phiến mỏng hoặc hình trụ.

- Đầu đạn 

+ Tác dụng: Để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu, làm hư hỏng, cháy hay phá huỷ các phương tiện chiến tranh; bịt kín phía trước nòng súng không cho khí thuốc lọt ra ngoài.

Đầu đạn có: Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy.

Hình 16: Đạn súng tiểu liên (K56)

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Vỏ đầu đạn: Để bảo vệ lõi đạn, cắt rãnh và bịt kín không cho khí thuốc lọt ra phía trước, vỏ đầu đạn được làm bằng vật liệu bền, dẻo, ít han gỉ, rẻ tiền như đồng thau, thép mạ, thép ghép đồng.

Lõi đầu đạn: Là phần bên trong của đầu đạn, tuỳ theo cách cấu tạo lõi mà quyết định tính chất và tác dụng của đầu đạn.

Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các loại đầu đạn:

Ví dụ: Đầu đạn thường lõi bằng kim loại có độ cứng vừa phải (thép non). Đầu đạn cháy lõi chứa thuốc cháy.

- Đầu đạn thường 

+ Tác dụng: Để tiêu diệt địch ngoài công sự, sau các vật che khuất, che đỡ mà đầu đạn có thể xuyên qua.

+ Cấu tạo: Vỏ đầu đạn, lóp chì, lõi thép, chóp đầu đạn không sơn.

- Đầu đạn vạch đường 

+ Tác dụng: Để tiêu diệt địch, ngoài ra còn để sửa bắn và chỉ thị mục tiêu ở cự li 800m trở lại.

+ Cấu tạo: Vỏ đầu đạn, lớp chì, lõi chì, ống đựng thuốc vạch sáng, thuốc vạch sáng, chóp đầu đạn sơn màu lá cây.

- Đầu đạn xuyên cháy 

+ Tác dụng: Để đốt cháy chất dễ cháy và tiêu diệt sinh lực địch ở sau những vật chắn có bọc thép mỏng ở cự li 300m trở lại.

+ Cấu tạo: Vỏ đầu đạn, lớp chì, lõi thép, tấm đáy bằng chì, mũi đầu đạn, thuốc cháy, chóp đầu đạn sơn màu đen và đỏ.

- Đầu đạn cháy 

+ Tác dụng: Để đốt cháy chất dễ cháy.

+ Cấu tạo: Vỏ đầu đạn, lóp chì, mũi đầu đạn, tấm đáy, thuốc cháy, chóp sơn màu đỏ.

1.4. Chuyển động của súng 

Mở khoá an toàn, lắp đạn vào súng, lên đạn, khoá an toàn không chặn vào tay cò, tay cò chuyển động được

Bóp cò: Đầu cò đẩy cần đẩy, đẩy lẫy búa về trước, mặt tỳ lẫy búa rời khỏi khấc đuôi búa, lò xo búa bung ra đẩy búa đập vào đuôi kim hoả

Khi búa đập mấu đuôi búa đè lên mặt tỳ lẫy bảo hiểm, lẫy bảo hiểm đè lên cần đẩy lẫy cò, làm cho đầu cần đẩy lẫy cò tụt xuống, không tỳ vào mặt tỳ lẫy cò, lẫy cò bị lò xo lẫy cò đẩy về sau (vì ta đang bóp cò), kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đạn vận động trong nòng súng.

 


Hình 17:  Chuyển động các bộ phận khi bắn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc qua lỗ truyền khí thuốc đẩy vào mặt thoi, thoi lùi đẩy vào cần đẩy, cần đẩy đẩy vào bệ khóa nòng làm bệ khoá nòng lùi về sau, khi khoá nòng lùi về sau, móc đạn kéo theo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn hất vỏ đạn ra ngoài.

Tay cò vẫn bóp cò (giữ cò), cần lẫy cò vẫn nằm dưới lẫy, lẫy cò vẫn chẹn vào dưới mấu đuôi búa nên búa không đập về phía trước được (không bắn được liên thanh).  

Muốn bắn tiếp phải buông tay cò ra, lò xo cò bung ra, làm cần cò và cần đẩy lùi về sau, đầu cần đẩy lẫy rời khỏi khuyết lẫy búa và nâng lên đối diện với thành tỳ lẫy búa.

 Khi bắn hết đạn trong hộp tiếp đạn, lẫy báo hết đạn được mấu bàn nâng đạn nâng lên chặn đường lùi khoá nòng ở lại phía sau.

2. Súng tiểu liên AK 

Súng tiểu liên Ka-Lát-Nhi-Cốp cỡ 7,62mm do Liên Xô (cũ) chế tạo, gọi tắt là tiểu liên AK. Việt Nam và một số nước dựa theo kiểu AK để sản xuất. Súng tiểu liên AK được cải tiến gọi là tiểu liên AKM (có thêm một số bộ phận giảm nẩy lắp ở đầu nòng súng; lẫy giảm tốc độ đập của búa; bộ phận thước ngắm có vạch khấc đến 10 “tương ứng cự ly thực tế 1000m” và khác lưỡi lê), gọi là súng AKM; loại có báng gập gọi là AKMS. 


Hình 18: Súng tiểu liên AK

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.1. Tác dụng và tính năng chiến đấu

2.1.1. Tác dụng

- Súng tiểu liên AK, AKM, AKMS trang bị cho từng người sử dụng, dùng hoả lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch, súng cấu tạo gọn nhẹ, bắn được liên thanh và phát một;

- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô (cũ) sản xuất, hoặc đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc và một số nước sản xuất. Việt Nam đã sản xuất đạn AK và đưa vào sử dụng; gồm có các loại đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy, đầu đạn cháy, hộp tiếp đạn chứa 30 viên. 

2.1.2. Tính năng chiến đấu 

- Tầm bắn xa nhất:                                    3000 m

- Bắn hiệu quả nhất: 400 m

- Hoả lực tập trung mục tiêu mặt đất: 800 m

- Bắn máy bay quân dù: 500 m

- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu người nằm    350 m

Mục tiêu người chạy    525 m

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 

Súng AK thường:        800 m

Súng AK cải tiến:      1000 m

- Đầu đạn vẫn có khả năng sát thương mục tiêu ở cự ly:   1500 m.

- Tốc độ đầu của đầu đạn: AK 710 m/s; AKM 715 m/s

- Tốc độ bắn: Lý thuyết                    600 phát/phút

                        Bắn liên thanh          100 phát/phút

                        Bắn phát một              40 phát/phút

- Khối lượng súng nặng: 3,8kg (Không có lê, lắp hộp tiếp đạn không có đạn).  

- Khối lượng súng nặng: 4,3kg (Không có lê, lắp hộp tiếp đạn có đủ 30 viên đạn).

- Khối lượng viên đạn nặng:            16,2 gam

- Chiều dài của súng: Khi lắp lê            1020 mm

                            Không lắp lê  870 mm

2.2. Cấu tạo chung của súng và đạn

2.2.1. Cấu tạo chung của súng 

Súng tiểu liên AK gồm có 11 bộ phận chính sau:

- Nòng súng;

- Bộ phận ngắm;

- Hộp khoá nòng, nắp hộp khoá nòng;

- Bệ khoá nòng và thoi đẩy;

- Khoá nòng;

- Bộ phận cò;

- Bộ phận đẩy về;

- Ống dẫn thoi, ốp lót tay; 

- Báng súng, tay cầm;

- Hộp tiếp đạn;

- Lê.

Đồng bộ của súng: Phụ tùng, dây súng, túi đựng hộp tiếp đạn, đầu đạn để bắn đạn hơi, thông nòng, ống đựng phụ tùng và phụ tùng các loại.

2.2.2. Cấu tạo chung của đạn

Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn.

2.3. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng và đạn

2.3.1. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng

- Nòng súng

+ Tác dụng: Làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định, làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục của nó khi chuyển động.

+ Cấu tạo:


Hình 19: Bộ phận nòng súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bộ phận ngắm

+ Tác dụng: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự li khác nhau. 

+ Cấu tạo: 


Hình 20: Bộ phận ngắm

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Hộp khoá nòng

+ Tác dụng: Để liên kết các bộ phận của súng; hướng cho bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động; che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khoá nòng.

+ Cấu tạo:


Hình 21: Hộp khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Nắp hộp khoá nòng

+ Tác dụng: Bảo vệ các bộ phận bên trong của súng;

+ Cấu tạo: 


Hình 22: Nắp hộp khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bệ khoá nòng và thoi đẩy

+ Tác dụng: Làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy để chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi.

+ Cấu tạo:

Hình 23: Bệ khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Khoá nòng

+ Tác dụng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng và mở khoá, làm đạn nổ và kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.

+ Cấu tạo: 

         


       Hình 24: Bệ khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bộ phận cò

+ Tác dụng: Để giữ búa ở thế giương, làm búa đập vào kim hoả, định cách bắn, khoá an toàn và chống nổ sớm khi chưa đóng khoá chắc chắn.

+ Cấu tạo:


Hình 25: Bộ phận cò

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bộ phận đẩy về

+ Tác dụng: Để đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng về phía trước và giữ nắp hộp khoá nòng.

+ Cấu tạo: 

     


          Hình 26: Bộ phận đẩy về

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

+ Tác dụng: Để dẫn thoi chuyển động, giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn.

+ Cấu tạo: 


Hình 27: Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Báng súng và tay cầm

+ Tác dụng: Để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn.

+ Cấu tạo: Đế báng súng, tay cầm, ổ chứa ống phụ tùng, khuy luồng dây súng.

                   


      Hình 28: Báng súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Hộp tiếp đạn

+ Tác dụng: Để chứa đạn và tiếp đạn cho súng.

+ Cấu tạo: 

           

Hình 29: Hộp tiếp đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Lê

+ Tác dụng: Để diệt địch khi đánh gần, dùng thay dao, cưa, kéo cắt dây thép gai.

+ Cấu tạo: 

     


                              

Hình 30: Lưỡi lê

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Phụ tùng

+ Tác dụng: Để tháo lắp, lau chùi và sửa chữa súng

+ Cấu tạo:

   


Hình 31: Phụ tùng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.3.2. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của đạn: (Xem ở phần binh khí súng trường CKC).

2.4. Chuyển động của súng

2.4.1. Khi bắn liên thanh

- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn liên thanh, mấu đè đè lên đuôi lẫy phát một làm lẫy phát một không xoay quanh trục cò.

- Bóp cò, ngoàm giữ búa rời khỏi tai búa, búa nhờ tác dụng của lò xo đập vào đuôi kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực đẩy đầu đạn chuyển động. Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đẩy vào mặt thoi đẩy bệ khoá nòng lùi. Khi bệ khoá nòng lùi, các bộ phận chuyển động như khi lên đạn, chỉ khác:

+ Khoá nòng kéo theo vỏ đạn gặp mấu hất vỏ đạn, hất vỏ đạn ra ngoài.

+ Tay vẫn bóp cò, ngoàm giữ búa ở phía trước nên búa không bị giữ lại khi đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc đuôi búa thì búa lại tiếp tục đập vào kim hoả làm đạn nổ. Cứ như vậy mọi hoạt động được lặp lại cho đến khi hết đạn.

                                   


   Hình 32: Vị trí các chi tiết bộ phận cò khi bắn liên thanh 

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Khi bắn hết đạn, mặt khoá nòng nằm sát mặt cắt phía sau nòng súng, mặt búa tì vào đuôi kim hoả.

- Nếu còn đạn thả cò ra, ngoàm giữ búa ngả về sau mắc vào tai búa giữ búa ở thế giương 

2.4.2. Khi bắn phát một

Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn phát một, mấu đè không đè lên lẫy phát một, làm cho lẫy phát một xoay cùng trục cò. Khi bóp cò hoạt động của các bộ phận của súng như bắn liên thanh, chỉ khác: Khi búa ngả về sau, do vẫn bóp cò nên khấc mắc lẫy phát một của búa mắc vào khấc đầu lẫy phát một, muốn bắn tiếp phải thả tay cò để lẫy phát một ngả về sau, búa rời khỏi khấc mắc lẫy phát một của búa, búa đập lên nhưng bị ngoàm giữ búa ở thế giương,... 

                                 


   Hình 33:  Vị trí các chi tiết bộ phận cò khi bắn phát một

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

3. Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62 mm

3.1 Tác dụng và tính năng chiến đấu

3.1.1 Tác dụng

Súng trung liên kiểu Đe ta rép cỡ 7,62mm do Liên Xô (cũ) chế tạo, gọi tắt là PПД. Trung Quốc sản xuất dựa theo kiểu của Liên Xô gọi là trung liên K56. Việt Nam gọi là súng trung liên RPĐ.

Súng trung liên RPĐ là loại vũ khí tự động, có hỏa lực mạnh của tiểu đội bộ binh, do một người sử dụng, dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, những mục tiêu lẻ quan trọng hoặc những hỏa điểm của địch trong vòng 800m chi viện cho bộ binh xung phong.

 


Hình 34: Súng trung liên RPĐ

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

3.1.2. Tính năng chiến đấu:

- Súng chỉ bắn được liên thanh, có thể bắn loạt ngắn (từ 2–5 viên), loạt dài (từ 6–10 viên) hay bắn liên tục.

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 1-10 tương ứng với cự ly bắn ngoài thực địa từ 10 –1000m.

- Tầm bắn hiệu quả

+ Mục tiêu mặt đất, mặt nước: 800m

+ Bắn máy bay hoặc quân dù:  500m

- Tầm bắn thẳng:

+ Đối với mục tiêu người nằm (cao 0,5m) là 365m

+ Đối với mục tiêu người chạy (cao 1,5m) là 540m

- Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s 

- Tốc độ bắn: 

+ Lý thuyết:  650 phát/phút 

+ Chiến đấu: 150 phát/phút.

- Khối lượng của súng: 7,4kg, lắp đủ 100 viên đạn: 9kg

- Súng bắn đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất hoặc đạn kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Súng dùng chung đạn với súng trường CKC, súng trường tự động K63, súng tiểu liên AK và súng trung liên RPK. 

3.2. Cấu tạo chung của súng và đạn

3.2.1. Cấu tạo chung của súng

- Nòng súng

- Bộ phận ngắm

- Hộp khóa nòng

- Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng

- Bệ khóa nòng và thoi đẩy

- Khóa nòng

- Tay kéo bệ khóa nòng

- Bộ phận cò và báng súng

- Bộ phận đẩy về

- Băng đạn và hộp băng đạn

- Chân súng

3.2.2. Cấu tạo chung của đạn

Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn.

3.3. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng

3.3.1. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng

- Nòng súng 

+ Tác dụng: Làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc; Định hướng bay cho đầu đạn; Tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định; Làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục của nó khi vận động.

+ Cấu tạo:

       


       Hình 35: Nòng súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bộ phận ngắm 

+ Tác dụng: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự li khác nhau.

+ Cấu tạo:

 


Hình 36: Bộ phận ngắm

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Hộp khóa nòng

+ Tác dụng: Để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho bệ khoá nòng và khoá nòng chuyển động.

+ Cấu tạo:

 


Hình 37: Hộp khoá nòng

1. Khấc tì; 2. Rãnh trượt; 3. Mấu hất vỏ đạn; 4. Rãnh dọc; 5. Gờ trượt; 6. Khuyết ngang; 7. Chốt giữ bộ phận cò; 8. Then hãm giữ chốt của hộp khoá nòng; 9. Cửa lắp bộ phận tiếp đạn; 10. Bệ lắp hộp băng; 11. Tay hãm; 12. Lỗ lắp trục giữ bộ phận tiếp đạn.

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề, Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng

+ Tác dụng: Để kéo băng đạn, đưa đạn vào thẳng đường tiến của sống đẩy đạn. Nắp hộp khoá nòng để liên kết các bộ phận tiếp đạn và đậy phía trên hộp khoá nòng.

+ Cấu tạo:

 


Hình 38: Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng

a) Bàn đỡ băng đạn; b) Bàn móng kéo băng; c) Móng kéo băng; d) cần móng kéo băng ; e) cần gạt;

1. Móng giữ băng; 2. Gờ tách băng; 3. Cửa dọc; 4. Nắp che bụi; 5. Lỗ chứa trục liên kết; 6. Gờ trượt; 7. Rãnh dọc; 8. Cần ấn đạn; 9. Lỗ lắp trục tì; 10. Díp giữ; 11. Trục liên kết; 12. Rãnh trượt; 13. Ngoàm kéo; 14. Rãnh chứa đầu móng kéo băng; 15. Lỗ hình chữ nhật; 16. Lỗ tròn; 17. Lỗ bầu dục; 18. Trục; 19. Mấu hãm; 20. Trục giữ đuôi cần móng kéo băng; 21. Máng lượn.

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề, Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Bệ khóa nòng và thoi đẩy

+ Tác dụng: Bệ khoá nòng làm cho khoá nòng chuyển động; thoi đẩy để chịu sức đẩy của áp suất khí thuốc làm cho bệ khoá nòng lùi.

+ Cấu tạo:

Hình 39: Bệ khoá nòng và thoi đây

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Khóa nòng

+ Tác dụng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng, mở nòng súng, kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn.

+ Cấu tạo 

Hình 40: Khóa nòng

a) Thân khóa,

e) Lò xo móc đạn, b) Phiến khóa,

g) Trục móc đạn, c) Kim hỏa,    d) Móc đạn

h) Chốt giữ kim hỏa

1 . Lỗ chứa kim hỏa, 2. Lỗ lắp trục móc đạn, 3. Lỗ lắp chốt giữ kim hỏa, 4. Ổ chứa đít đạn, 5. Ổ chứa móc đạn, 6. Sống đẩy đạn, 7. Khe dọc, 8. Khuyết lắp phiến khóa, 9. Sống định hướng chuyển động của khóa nòng, 10. Ngoàm móc đạn, 11. Khuyết để chứa trục móc đạn, 12. Khuyết để móc và chốt giữ kim hỏa, 13. Chân phiến khóa, 14. Mặt tì.

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề, Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Tay kéo bệ khóa nòng

+ Tác dụng: Để kéo bệ khoá nòng về sau khi lắp đạn.

+ Cấu tạo:


Hình 41: Tay kéo bệ khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Bộ phận cò và báng súng  

+ Tác dụng: Bộ phận cò để giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau thành thế sẵn sàng bắn, giải phóng bệ khoá nòng, đóng hoặc mở khoá an toàn. Báng súng để tì vai khi bắn và chứa hộp phụ tùng.

+ Cấu tạo: 

a. Khung cò và báng súng nhìn bên phải, b. Lẫy cò, c. Lò xo lẫy cò, d. Tay cò, e) Trục tay cò, g) Khóa an toàn, h) Díp hãm.

1. Khung cò, 2. Rãnh dọc, 3. Lỗ lắp chốt ngang 4. Vành cò, 5. Khuyết định vị trí cần khóa an toàn, 6. Tay cầm, 7. Ốc lắp kết khung cò với báng súng, 8. Băng súng, 9. Nắp đậy, 10. Díp hãm nắp đậy, 11. Ngoàm tay cò, 12. Then khóa an toàn, 13. Cần khóa an toàn.


Hình 42: Bộ phận cò và báng súng

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Bộ phận đẩy về 

+ Tác dụng: Để luôn đẩy bệ khóa nòng về trước. 

+ Cấu tạo: 


Hình 43: Bộ phận đẩy về

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Băng đạn và hộp băng đạn 

+ Tác dụng: Để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn. 

+ Cấu tạo: Mắt băng đạn kiểu nửa hở để lắp viên đạn; hộp băng để chứa băng đạn, mỗi hộp chứa được 2 đoạn dây băng mỗi đoạn lắp được 50 viên.

Hình 44: Băng đạn và hộp băng

a. Băng đạn,    b. Hộp băng

1. Mặt băng, 2.Mấu cong, 3. Mấu cữ, 4. Lá thép mỏng, 5. Thân hộp, 6. Nắp hộp, 7. Tay hãm, 8. Cửa hộp tiếp đạn,  9. Nắp đậy, 10. Mép gấp, 11. Quai xách

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Chân súng

+ Tác dụng: Để đỡ súng khi bắn.

+ Cấu tạo:


Hình 45: Chân súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Phụ tùng  

+ Tác dụng: Để tháo lắp, lau chùi bôi dầu cho súng. Phụ tùng súng gồm có: thông nòng, các thông nòng, cờ lê, doa lau ống dẫn thoi, doa lau ống trích khí, tống chốt, cái lấy vỏ đạn đứt, hộp đựng phụ tùng, lọ đựng dầu và chổi bôi dầu.

+ Cấu tạo:


Hình 46: Phụ tùng

a) Các loại phụ tùng   b) Xếp phụ tùng trong hộp

1. Thông nòng, 2. Đầu thông nòng, 3. Cờ lê, 4. Cờ lê vặn đầu ngắm, 5. Doa lau ống dẫn thoi, 6. Doa lau ống trích khí, 7. Tống chốt, 8. Cán thông nòng, 9. Cái lấy vỏ đạn đứt, 10. Hộp đựng phụ tùng, 11. Lọ đựng dầu và chổi bôi dầu

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

3.3.2. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của đạn: (Xem ở phần binh khí súng trường CKC).

3.4. Chuyển động của súng

Xoay cần khóa an toàn về vị trí mở, lắp băng đạn vào bàn nâng đạn, kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau, bóp cò. Bệ khóa nòng, khóa nòng lao về phía trước đẩy viên đạn vào băng đạn, đóng khóa nòng, kim hỏa đập vào hạt lửa làm đầu đạn nổ.

Khi đầu đạn đi qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc qua khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi, đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn ra ngoài. Bệ khóa nòng lùi, lò xo đẩy về bộ phận ép lại, bộ phận tiếp đạn kéo băng đạn sang bên phải cho viên đạn tiếp sau vào thẳng đường tiến của sống đẩy đạn. Bệ khóa nòng lùi hết mức bị lò xo đẩy về làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng lao về trước đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng làm đạn nổ. Hoạt động của súng lặp lại cho đến khi ngừng bóp cò hoặc hết đạn. Khi ngừng bóp cò mà còn đạn, bệ khóa nòng ở vị trí phía sau (bóp cò tiếp là đạn nổ). Khi hết đạn bệ khóa nòng ở vị trí phía trước.

Chuyển động các bộ phận của súng khi bắn

- Mở khoá an toàn (nếu đang khoá), bóp cò, ngoàm tay cò kéo đuôi lẫy cò tụt xuống, lò xo lẫy cò bị ép lại. Đuôi lẫy cò rời khỏi khấc ở bộ khoá nòng, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến. Bệ khoá nòng tiến, trụ gạt ở bệ khoá nòng trượt trong máng lượn ở cần gạt làm cho cần gạt và cần móng kéo băng chuyển động; khi cần gạt và cần móng kéo băng chuyển động làm cho móng kéo băng trượt qua mắt băng đạn thứ 2 sang bên trái để chuẩn bị kéo băng đạn sang bên phải, cho viên đạn thứ 2 vào thẳng đường tiến của sống đẩy đạn. Sống đẩy đạn đẩy được viên đạn thứ nhất tách qua nửa hở mắt băng lao vào buổng đạn. Móc đạn mắc vào gờ đáy vỏ đạn, kim hoả bị đáy vỏ đạn đẩy lùi về sau, đuôi kim hoả thò ra ở mặt cắt sau khoá nòng.

- Khoá nòng tiến sát mặt cắt phía sau nòng súng thì dừng lại, bệ khoá nòng tiếp tục tiến, mấu đóng mở ở bệ khoá nòng tách 2 phiến khoá ra cho mặt tì ở 2 phiến khoá tì vào 2 khấc tì ở hộp khoá nòng, khoá nòng ở thế đóng, đồng thời mặt trước của mấu đóng mở đập vào đuôi kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn đi. Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ trích khí xuống khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy làm thoi đẩy và bệ khoá nòng lùi, khi đầu đạn vừa ra khỏi miệng nòng súng thì đồng thời khoá nòng ở thế mở và lùi theo. Khi bệ khoá nòng và khoá nòng lùi về sau, chuyển động các bộ phận của súng như khi lên đạn. Chỉ khác:

+ Móc đạn kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn, vỏ đạn bị hất qua cửa thoát vỏ đạn ra ngoài.

+ Tay vẫn bóp cò, đuôi lẫy cò vẫn bị kéo tụt xuống nên bệ khoá nòng không bị lẫy cò giữ lại.

+ Khi bệ khoá nòng lùi về sau hết cỡ, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng tiến và mọi chuyển động của súng lặp lại như trên cho đến khi hết đạn. Ngừng bóp cò, khấc ở bệ khoá nòng mắc vào đuôi lẫy cò, bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau. Súng ở tư thế sẵn sàng bắn. Khi hết đạn, bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía trước.

4. Súng diệt tăng B41

4.1 Tác dụng và tính năng chiến đấu

4.1.1.Tác dụng 

Súng diệt tăng cầm tay cỡ 40mm do Liên Xô chế tạo, gọi tắt là РПГ-7B, Việt Nam gọi là súng B41.

Súng B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do 1 người hoặc 1 tổ sử dụng, dùng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, lô cốt…và sinh lực của địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.


 Hình 47: Súng diệt tăng B.41

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

4.1.2. Tính năng chiến đấu

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm cơ khí và kính ngắm quang học từ 100 – 500m.

- Tầm bắn thẳng của súng với mục tiêu cao 2,7m:  330m

- Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 đến 6 phát/1 phút.

- Tốc độ đầu của đạn 120m/s. Tốc độ lớn nhất: 300m/s

- Đạn cỡ 85mm, cấu tạo theo nguyên lý nổ lõm, chạm nổ. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn và tốc độ bay. Góc chạm 65 độ xuyên được thép dày 110mm, xuyên được bê tông dày 900mm, xuyên cát trên 800mm.

- Khối lượng của súng: 6,3kg; kính ngắm 0,5kg; đạn 2,2kg

4.2 Cấu tạo chung của súng và đạn

4.2.1. Cấu tạo chung của súng 

Súng diệt tăng B41 cấu tạo theo nguyên lí không giật. Gồm 5 bộ phận chính:

- Nòng súng

- Bộ phận ngắm cơ khí

- Bộ phận cò và tay cầm

- Bộ phận kim hoả

- Bộ phận kính ngắm quang học

Phụ tùng đồng bộ của súng gồm: Thông nòng, phụ tùng, ba lô, dây súng, nắp che đầu và đuôi nòng.

4.2.2. Cấu tạo chung của đạn

Đạn B41 cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và chạm nổ. Gồm 4 bộ phận chính: Đầu đạn; ống thuốc đẩy; đuôi đạn và ống thuốc phóng; ngòi nổ

4.3. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của súng và đạn

4.3.1. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng

- Nòng súng

+ Tác dụng: Để làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, định hướng bay cho đạn, tạo cho đạn tốc độ ban đầu nhất định 

+ Cấu tạo: 

Nòng súng cấu tạo bằng hai ống thép phía trước và sau được nối liền với nhau bằng van ốc, gồm có: Khuyết lắp đạn để làm cữ khi lắp đạn. Bệ đầu ngắm và bệ thước ngắm để liên kết thân đầu ngắm và thân thước ngắm với nòng súng. Tai nắp hộp cò để lắp hộp cò và giữ hộp cò với súng. Bệ lắp kính ngắm quang học có gờ mang cá. Phía dưới đoạn ống có ổ kim hoả. Bên trong có lỗ kim hoả xuyên qua thành nòng súng. Phía trước có mấu giữ và tai nắp hộp cò, đường kính của đoạn ống là 40mm là cỡ súng.

Tay cầm phụ. Đoạn nòng phình rộng để chứa khí thuốc, làm giảm áp suất khí thuốc nén vào thành nòng khi áp suất khí thuốc trong nòng tăng lên và tạo điều kiện cho thuốc cháy hết để có lực đẩy lớn nhất. Đoạn nòng hình nón cụt có đường kính nhỏ nhất để tạo cho áp suất khí thuốc nhanh chóng đạt đến giá trị cần thiết, làm tăng tốc độ phụt khí thuốc vể sau, tạo cho đạn có tốc độ đầu lớn nhất. Đuôi hình loa có vành tán để làm giảm lửa phụt về sau khi bắn và giữ cho đất cát bụi bẩn không lọt vào trong nòng súng, ốp che nòng để cầm và tì vai khi bắn.

- Bộ phận ngắm cơ khí

+ Tác dụng: Để ngắm bắn vào mục tiêu khi không có kính ngắm quang học.

+ Cấu tạo:

   


                Hình 48: Bộ phận ngắm cơ khí

1. Thân đầu ngắm; 2. Đẩu ngắm dâu (-). Đầu ngắm dấu (+); 4. Vòng bảo vệ; 5. Khung bảo vệ dầu ngắm khi gập; 6. Thân thưóc ngắm; 7. Khe ngắm;

8. Cữ ngắm; 9. Khung bảo vệ thước ngắm khi gập; 10. Lỗ bầu dục.

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề 2015).

 Đầu ngắm: Có hai đầu ngắm khác nhau. Đầu ngắm phụ có dấu (+) để bắn khi nhiệt độ không khí trên 0oC. Đầu ngắm chính có dấu (-) để bắn khi nhiệt độ không khí dưới 0oC.

 Thước ngắm: Có thân thước ngắm có các số từ 2 đến 5 ứng với cự li bắn ở thực địa từ 200 đến 500m. Bên phải thước ngắm có khấc để giữ cữ ngắm ở từng vị trí theo cự li bắn. Cữ ngắm: Để điều chỉnh cự li bắn, trên cữ ngắm có khe ngắm và lỗ bầu dục để nhìn được vạch khấc và số trên thước ngắm. Bên trái có núm điều chỉnh.

- Bộ phận cò và tay cầm

+ Tác dụng: Để khoá an toàn khi lắp đạn, giải phóng búa.

+ Cấu tạo:

 


Hình 49: Bộ phận cò

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Hộp cò để liên kết các chi tiết bên trong của cò, gồm có: Vành cò, lỗ lắp chốt hộp cò, trục lắp búa, khuyết chứa mấu giữ hộp cò, lỗ chứa đuôi cán cần đẩy, khuyết tháo nắp cần đẩy, tay cầm và nắp hộp cò.

Tay cò để bóp cò. Búa để đập vào đuôi kim hoả khi bóp cò, gồm có: Lỗ lắp trục búa, khấc giương búa, khấc an toàn, mặt búa, mấu giương búa, khuyết sau búa. Cần đẩy và lò xo cần đẩy để đẩy búa đập vào kim hoả khi bóp cò, gồm có: Đầu đẩy (đầu dài) và đầu tì (đầu ngắn) để khớp vào khuyết sau búa, cán cần đẩy, lò xo cần đẩy.

Lẫy cò để khi giương búa mấu đầu lẫy cò giữ búa ở thế giương. Khoá an toàn để giữ an toàn cho súng sau khi đã lắp đạn.

- Bộ phận kim hoả

+ Tác dụng: Để chọc vào hạt lửa.

+ Cấu tạo: Kim hoả, lò xo kim hoả, vành tì lò xo kim hoả, nắp ổ kim hoả.

Hình 50: Bộ phận kim hoả

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Kính ngắm quang học: là bộ phận ngắm chính của súng. 

+ Tác dụng: Để đo cự li mục tiêu, ngắm bắn, quan sát đạn và kiểm tra hiệu chỉnh súng.

+ Cấu tạo:

Hình 51: Kính ngắm quang học

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Thân kính ngắm để lắp hệ thống kính quang học, bộ phận chiếu sáng; núm hiệu chỉnh tầm và núm hiệu chỉnh hướng:

Núm hiệu chỉnh hướng để hiệu chỉnh hướng, bên ngoài có nắp bảo vệ, bên trong có đinh vít để vặn khi hiệu chỉnh. Núm hiệu chỉnh tầm để hiệu chỉnh tầm, bên ngoài có dấu (+), (-) và vạch chuẩn. Khi bắn ở nhiệt độ từ 0°c trở lên thì dùng dấu (+) để hiệu chỉnh. Khi bắn ở nhiệt độ dưới 0°c thì dùng dấu (-) để hiệu chỉnh. Mặt dưới của núm hiệu chỉnh có ba ốc nhỏ để hãm, ở giữa có một đinh vít để vặn hiệu chỉnh. Nắp cao su để bảo vệ kính.

Bộ phận tì để tì trán khi bắn. Loa cao su tiếp mắt để ánh sáng không bị phân tán.

Ô nắp bóng đèn, công tắc ổ điện: Bật lên là mở, bật xuống là tắt. Rãnh mang cá để lắp kính vào súng, có lẫy và trục hãm để giữ kính. Bộ phận chiếu sáng để chiếu sáng kính vạch khấc khi bắn ban đêm và thời tiết lạnh dưới 0°c, có ống đựng ắc quy, ắc quy, bóng đèn 2,5V, pin và công tắc điện.

Hệ thống kính quang học để thu ảnh, quay ảnh mục tiêu và ngắm bắn, gồm có:

 


Hình 52: Kính vạch khấc

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Kính vạch khấc để đo cự ly mục tiêu và ngắm bắn (hình 52): Kim vạch khấc có dấu 

 Dùng để làm chuẩn thi hiệu chỉnh kính ngắm, các vạch ngang (vạch khấc tầm) có ghi số 1, 2, 3, 4, 5 là các số chỉ trăm tương ứng với tầm bắn từ 100 – 500m. Vạch khấc tầm kép tương ứng với tầm bắn 300m là tầm bắn thẳng của súng. Các vạch dọc (vạch khấc hướng)  ở bên vạch hướng kép có ghi các số  1, 2, 3, 4, 5 để ngắm đón và sức gió. Các vạch cách nhau 10 li giác. Vạch hướng kép là vạch chuẩn hướng.

 Đường cong đứt đoạn và vạch ngang ở bên phải phía dưới kính là thước đo cự ly mục tiêu cao 2,7m

Các số 2, 4, 6, 8, 10 là các số chỉ trăm tương ứng với cự ly 200m, 400m, 600m, 800m, 1000m, các vạch ở các số 2, 4, 6, 8, 10 tương ứng với cự ly đo 300m, 500m, 700m, 900m. Số 2, 7 ở dưới vạch ngang là số chỉ chiều cao mục tiêu 2,7m. 

Bộ phận chiếu sáng: để chiếu sáng kính vạch khấc trong đêm tối.

Phụ tùng:

+ Thông nòng, cái vặn vít, tống chốt, ống tháo lắp cần đẩy, hộp dầu, ba lô đựng đạn.

+ Phụ tùng và trang bị của kính ngắm quang học để tháo lắp, lau chùi, thay thế và kiểm tra hiệu chỉnh súng, gồm có: Cái vặn vít, kính màu (có loại màu xanh dùng khi trời nắng, loại màu vàng dùng khi trời râm), vải mềm, túi đựng và một số bộ phận để thay thế kính ngắm 

4.3.2. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của đạn

Đạn B41 cấu tạo theo nguyên lí đạn lõm và chạm nổ. Gồm 4 bộ phận chính: Đầu đạn; Ống thuốc đẩy; Đuôi đạn và ống thuốc phóng; Ngòi nổ.



Hình 53: Đạn súng diệt tăng B41

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Đầu đạn: 

+ Tác dụng: Để tiêu diệt, phá huỷ các mục tiêu.

+ Cấu tạo:

Hình 54: Đầu đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Ống thuốc đẩy

+ Tác dụng: Để tăng thêm tốc độ bay của đạn.

+ Cấu tạo:


Hình 55: Ông thuốc đẩy phản lực

1. Ống đệm; 2. Liều thuốc bốc lửa; 3. Liều thuốc; 4. Ống chứa liều thuốc;

5. Ốc đệm; 6. Kim hoả; 7. Lò xo an toàn; 8. Thân bộ phận phát hoả cháy chậm; 10. Hạt lửa; 11. Đế hạt lửa.

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Đuôi đạn và thuốc phóng

+ Tác dụng: Để giữ thăng bằng cho đạn khi bay và đẩy đạn ra khỏi nòng súng khi thuốc phóng cháy

+ Cấu tạo:


Hình 56: Đuôi đạn

1. Vỏ động cơ hành trình; 2. Ốc đáy động cơ hành trình; 3. Vỏ ống giấy;

4. Liều châm lửa phụ; 5. Cánh đuôi; 6. Liều châm lửa chính; 7. Ống đuôi;

8. Thuốc phóng; 9. Tuyếc-bin; 10. Đệm xốp; 11. Ống thuốc vạch đường;

12. Vành thép; 13. Hạt lửa.

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Đầu nổ

+ Tác dụng: Để làm nổ đạn khi chạm mục tiêu.

+ Cấu tạo:

Bộ phận sinh điện để sinh ra điện khi đạn chạm mục tiêu, được lắp ở đầu quả đạn gồm có: Chất sinh điện, miếng cách điện, nắp bảo hiểm, chốt giữ, dây vải để rút chốt.

Bộ phận đầu nổ để làm nổ quả đạn gồm: Kíp nổ, thân đầu nổ có khối trượt, hài bên khối trượt có bi và chốt hãm khối trượt. Bên trong khối trượt có kíp điện để khi nổ kích thích kíp mồi nổ. Chốt hãm khối trượt để giữ khối trượt ở vị trí an toàn.

Trục quán tính và lò xo trục quán tính để mở bi giữ khối trượt. Bộ phận phát lửa của đầu nổ để phát lửa đốt cháy thuốc cháy chậm và thuốc cháy giữ chốt hãm có hạt lửa, lò xo và kim hoả. Bộ phận tự huỷ. Vỏ cách điện. Đế bộ phận đầu nổ.

 


Hình 57: Bộ phận sinh điện

1. Thân bộ phận sinh điện; 2. Chất sinh điện; 3. Miếng cách điện; 4. Công tắc của mạch điện ngoài; 5. Nắp giữ công tắc mạch điện ngoài; 6. Vỏ bọc đầu bộ phận sinh điện; 7. Nắp bộ phận sinh điện; 8. Chốt giữ nắp bộ phận sinh điện; 9. Công tắc mạch điện trong; 10. Vành đệm cao su.

1. Đế lò xo; 2. Lò xo trục quán tính; 3. Trục quán tính; 4. Bi giữ chốt trượt; 5. Thân đầu nổ; Vỏ cách điện; 7. Kíp nổ mồi; 8. Kíp nổ; 9. Khối trượt; 10. Miếng đệm; 11. Kíp điện; 12. Miếng chắn lò xo khối trượt; 13. Lò xo khối trượt; 14. Đế bộ phận đầu nổ; 15. Đế cách điện; 16. Công tắc bộ phận đầu nổ

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

4.4. Chuyển động các bộ phận của súng và đạn

4.4.1. Vị trí của bộ phận cò và bộ phận kim hoả trước khi giương búa

- Lẫy cò đè đầu tay cò ngả về sau, đuôi cò về trước.

- Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc an toàn của đuôi búa.

- Lò xo cần đẩy ở thế bình thường hơi ép lại.

- Đầu tì vào đầu lẫy khớp vào khuyết sau búa.

- Then an toàn chèn vào mấu tì đuôi cò làm cho tay cò không chuyển động được.

- Lò xo kim hoả đẩy kim hoả tụt xuống, đuôi kim hoả nhô ra ngoài lỗ nhỏ ở nắp ổ kim hoả.

4.4.2. Chuyển động của bộ phận cò khi giương búa

- Dùng tay ấn mấu giương búa, khuyết sau búa tì vào đầu đẩy của cần đẩy, ép lò xo cần đẩy xuống.

- Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc giương búa, giữ búa ở thế giương.

- Then an toàn vẫn chạm vào mấu tì đuôi tay cò như khi chưa giương búa.

4.4.3. Chuyển động của bộ phận cò và kim hoả khi mở khoá an toàn bóp cò

- Ấn then an toàn sang trái (mở khoá an toàn), khuyết ở then khoá an toàn thẳng với hướng lùi của mấu tì đuôi cò.

- Bóp cò: Vòng đuôi tay cò lùi về sau (mấu tì lùi vào khuyết ngang ở thanh an toàn). Đầu tay cò về trước nâng lẫy cò lên, mấu đẩy lẫy rời khỏi khấc giương búa. Cần đẩy nhờ sức bung ra của lò xo đẩy búa đập lên trên. Do quán tính, búa đập vượt qua vị trí khi chưa giương và đập vào đuôi kim hoả.

- Khi búa đã đập, đầu tì khớp vào phía sau búa, đẩy đuôi búa trở lại nên búa không ở vị trí trên mà trở về ngay vị trí trước khi chưa giương búa (mặt búa và đuôi kim hoả có khoảng cách).

- Kim hoả sau khi bị búa đập, ép lò xo lại, đầu kim hoả nhô lên chọc vào hạt lửa, xong lò xo kim hoả lại đẩy kim hoả tụt xuống vị trí ban đầu.

4.4.4. Chuyển động của đạn

Chuyển động của đạn khi bắn đạn đi (từ khi kim hoả đập vào hạt lửa cho đến hết giai đoạn đạn bay) khi quả đạn ra khỏi miệng nòng khoảng 2,5 đến 18m thì đầu nổ của đạn đã hết an toàn.

- Khi bóp cò, kim hoả đập vào hạt lửa, làm bật tia lửa đốt cháy thuốc mồi phụ và thuốc mồi chính ở đuôi đạn. Thuốc mồi cháy phụt lửa qua các lỗ ở đuôi đạn làm thuốc phóng và thuốc vạch đường cháy. Thuốc phóng cháy, khí thuốc đẩy nút nhựa xốp ở đuôi ống thuốc phóng qua đoạn hình nón cụt ở nòng súng làm cho áp suất khí thuốc tăng nhanh đẩy đạn bay ra khỏi nòng súng, đồng thời khí thuốc đẩy vào tuốc-bin làm cho quả đạn quay ngay khi chưa ra khỏi miệng nòng súng. Khi đạn vừa ra khỏi nòng súng: do đạn quay tạo thành lực li tâm và dòng không khí đổ xô đến, cánh đuôi đạn được mở ra để ổn định hướng cho quả đạn trên đường bay.

- Khi đạn vừa ra khỏi miệng nòng súng do có lực quán tính, nên cùng một lúc các bộ phận của đạn chuyển động như sau:

Thuốc đẩy cháy: Hạt lửa của ống thuốc đẩy ép lò xo đập vào đầu kim hoả làm bật tia lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc mồi và khối thuốc đẩy. Thuốc đẩy cháy, khí thuốc phụt mạnh ra 6 lỗ phụt khí phản lực tăng tốc độ bay cho đạn.

Chuyển động của đầu nổ: Hạt lửa của đầu nổ ép lò xo đập vào đầu kim hoả làm bật tia lửa, đốt cháy thuốc cháy chậm của bộ phận tự huỷ và thuốc cháy giữ chốt hãm khối trượt. Chốt hãm khối trượt không còn thuốc chẹn đằng sau, nên thụt vào trong thân đầu nổ để mở chốt hãm khối trượt.

- Trục quán tính ép lò xo lại làm cho viên bi chẹn ở đuôi trục quán tính rơi xuống đế lò xo. Khi lực quán tính mất dần, lò xo lại đẩy trục quán tính lên phía trên. Do không có bi chẹn ở đuôi trục quán tính, nên trục quán tính bị đẩy lên vị trí trên cùng của lỗ chứa làm cho viên bi giữ khối trượt lọt vào đoạn nhỏ ở trục quán tính để mở bi giữ khối trượt.

- Khi khối trượt đã được mở, bi và chốt hãm lò xo khối trượt bung ra đẩy khối trượt sang ngang để đưa kíp điện vào vị trí nối mạch điện. Mạch điện lúc này đã được nối, nhưng khi đạn chưa chạm mục tiêu đạn vẫn chưa nổ. Lúc này đầu nổ đã hết an toàn.

- Khi đạn chạm vào mục tiêu: Khi đạn chạm mục tiêu bộ phận sinh điện chịu một sức ép sinh ra điện làm nổ kíp điện. Kíp điện nổ làm kíp mồi, kíp nổ của đầu nổ nổ, kíp nổ nổ làm thuốc nổ nổ. Thuốc nổ nổ, phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất tạo thành luồng xuyên để xuyên thủng và đốt cháy mục tiêu. Trường hợp đạn không chạm mục tiêu, thuốc cháy chậm của bộ phận tự huỷ nổ, cũng làm cho quả đạn nổ.

5. Lựu đạn cần 97 Việt Nam, Lựu đạn -1

5.1. Lựu đạn cần 97 Việt  Nam

5.1.1. Tác dụng và tính năng chiến đấu 

- Lựu đạn cần 97 trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá huỷ các phương tiện chiến tranh của địch bằng mảnh kim loại và sức ép của khí thuốc.

- Thời gian cháy chậm:     3,2s đến  4,2s

- Bán kính sát thương:       5 m.

- Khối lượng toàn bộ :       450g

5.1.2. Cấu tạo: 


Hình 58: Lựu đạn cẩn 97                  Hình 59: Bộ phận gây nổ lựu đạn cần 97

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

5.1.3. Chuyển động gây nổ

- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cần bẩy đè kim hoả ngả về sau thành thế dương.

- Rút chốt an toàn, cần bẩy bật lên rời khỏi tai giữ, lò xo đẩy kim hoả đập về phía trước (theo kiểu đập vồng), kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm phụt lửa vào kíp, kíp nổ gây nổ lựu đạn.

5.2. Lựu đạn -1 

5.2.1. Tác dụng và tính năng chiến đấu 

- Lựu đạn -1trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá huỷ các phương tiện chiến tranh của địch bằng mảnh kim loại và sức ép của khí thuốc.

- Thời gian cháy chậm:     3,2s đến 4,2s

- Bán kính sát thương:       5 m.

- Khối lượng toàn bộ :       450g

5.2.2. Cấu tạo 


Hình 60: Lựu đạn -1 (phi -1)

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

5.2.3. Chuyển động gây nổ của lựu đạn

- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy giữ đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bị ép lại.

- Rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm phụt lửa gây nổ kíp, kíp nổ gây nổ lựu đạn.

B. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

1. Kỹ thuật tháo và lắp một số loại vũ khí bộ binh

1.1. Súng trường CKC

1.1.1. Quy tắc tháo lắp súng

Tháo lắp thông thường để lau chùi, bôi dầu và kiểm tra súng. Khi tháo lắp phải tuân theo qui tắc sau đây:

- Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của chúng.

- Trước khi tháo súng phải kiểm tra xem trong súng còn đạn không (khám súng). Nếu còn đạn phải tháo hết đạn ra mới được tháo súng.

- Phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo lắp. Trước khi tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ (bàn hoặc chiếu, bạt, ni lông…), phụ tùng để tháo lắp.

- Khi tháo lắp phải dùng đúng phụ tùng, đúng thứ tự động tác và đặt các bộ phận đã tháo có thứ tự gọn gàng, ngăn nắp. Khi gặp vướng mắc khó tháo hoặc khó lắp phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.

1.1.2. Tháo và lắp súng

- Tháo súng

Khám súng: Mở hộp tiếp đạn kiểm tra súng. Tay trái nắm ốp lót tay, đầu súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo theo khoá nòng về ngón cái hoặc ngón trỏ tì vào lẫy giữ hộp tiếp đạn kéo xuống, mở hộp tiếp đạn ra, mở khóa an toàn về vị trí bắn, ngón cái kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ thả ra không bóp cò.  

+ Bước 1: Tháo ống đựng phụ tùng

Tay trái nắm ốp lót tay, nhấc súng lên khỏi mặt bàn 20cm, tay phải dùng ngón trỏ ấn nắp ổ chứa phụ tùng vào hết cỡ, đầu ngón tay tỳ vào đầu ống phụ tùng, lấy ống phụ tùng ra khỏi ổ chứa phụ tùng.

Hai tay kết hợp mở nắp ống phụ tùng, tháo rời phụ tùng ra khỏi ống đựng đặt lên bàn.

 


Hình 61: Tháo ống phụ tùng

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Bước 2: Tháo thông nòng

Tay trái nắm đầu báng súng dựng súng thẳng đứng trên bàn, tay phải nắm chuôi lê kéo, mở lê ra khoảng 45, sau đó kéo thông nòng sang phải sao cho đầu thông nòng rời khỏi khuyết chứa, lấy thông nòng ra rồi gập lê lại 

 

Hình 62: Tháo thông nòng

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Bước 3: Tháo nắp hộp khoá nòng và bộ phận đẩy về

Đặt súng trên bàn miệng nòng súng hướng về trước, mặt súng hướng lên trên; tay trái nắm cổ báng súng, ngón tay cái hơi đẩy nắp hộp khoá nòng về trước, tay phải quay then hãm nắp hộp khoá nòng lên trên 90o, kéo then hãm sang phải hết cỡ, lấy nắp hộp khoá nòng ra, rút bộ phận đẩy về ra.


Hình 63: Tháo nắp hộp khoá nòng và bộ phận đẩy về

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Bước 4: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng

Tay trái giữ súng như cũ, tay phải choàng lên bệ khóa nòng kéo về sau, hơi nghiêng mặt súng sang phải, tay phải lấy bệ khóa nòng và khóa nòng ra khỏi hộp khóa nòng. Tay trái đặt súng xuống bàn, cầm khóa nòng tháo ra khỏi bệ khóa nòng.  

+ Bước 5: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

 


Hình 64: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Tay trái nắm súng (trên hộp tiếp đạn), tay phải dùng tống chốt hoặc ngón trỏ xoay cần trục hãm lên trên 45o (sao cho mặt phẳng trục hãm đối diện với mặt phẳng sau ống dẫn thoi); 

Tay trái nâng đầu nòng súng lên, tay phải nhấc đuôi ống dẫn thoi lên lấy ra, tay trái đặt súng xuống kết hợp hai tay lấy thoi đẩy ra khỏi ống dẫn thoi.

- Lắp súng 

+Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

Tay phải cầm ống dẫn thoi, tay trái lắp thoi đẩy vào ống, tay trái nắm bụng súng, trên hộp tiếp đạn nâng đầu súng lên, tay phải lắp đầu ống dẫn thoi vào ổ nén khí, ấn đuôi ống xuống, xoay cần hãm xuống hết mức.

+ Bước 2: Lắp khoá nòng và bệ khoá nòng

Tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng, đầu bệ khoá nòng về trước, tay trái lắp thân khoá nòng vào bệ, nắm cổ báng súng, mặt súng hơi nghiêng sang phải.

Tay phải cầm bệ khoá nòng và khoá nòng lắp vào hộp khoá nòng, đẩy bệ khoá nòng lên trên, tay trái rời cổ báng súng ấn lẫy báo hết đạn xuống, tay phải đẩy bệ khoá nòng về trước hết cỡ.

+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về và nắp hộp khoá nòng

Tay phải lắp bộ phận đẩy về vào ổ chứa, tiếp tục lắp nắp hộp khoá nòng vào hộp khoá nòng, dùng ngón cái ấn đuôi nắp hộp khoá nòng về trước, tay phải dùng cần hãm lên trên 90o, đẩy chốt hãm sang trái hết mức, xoay cần hãm xuống để cho mấu của cần khíp với khuyết ở hộp khoá nòng.

Kiểm tra chuyển động của súng

Tay trái cầm cổ báng súng nâng lên, tay phải mở hộp tiếp đạn, mở khoá an toàn kéo khoá nòng về sau 2- 3 lần, nếu súng chuyển động tốt là được, bóp chết cò, đóng nắp hộp tiếp đạn, khoá an toàn.

+ Bước 4: Lắp thông nòng

Tay trái cầm đầu báng súng dùng đứng trên bàn, tay phải mở lê, cầm thông nòng lắp vào súng, đưa đầu thông nòng lọt vào khuyết chứa, gập lê lại.

+ Bước 5: Lắp ống phụ tùng

Hai tay kết hợp đưa phụ tùng vào hộp phụ tùng, đậy nắp lại, đưa hộp phụ tùng vào lỗ chứa. 

1.1.3. Lắp và tháo đạn

Lắp đạn vào kẹp đạn. Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn lắp từng viên vào kẹp sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp với gờ của 2 thành kẹp đạn, cứ như vậy lắp đủ 10 viên đạn.

Tháo đạn ra khỏi kẹp đạn. Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.

1.1.4. Hỏng hóc thông thường khi bắn và cách khắc phục:

HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

Khoá nòng tiến sát mặt cắt phía sau nòng súng, đạn không vào buồng đạn - Hộp tiếp đạn bẹp méo han gỉ

- Cần nâng đạn yếu, bàn nâng đạn cong vênh - Lau sạch hộp tiếp đạn

- Đưa về trạm sửa chữa

Búa đập về trước nhưng đạn không nổ - Hạt lửa thối

- Kim hoả gãy hoặc kẹt dầu mỡ

- Lò xo búa yếu - Lên đạn tiếp tục bắn

- Thay kim hoả (nếu gãy)

- Thay lò xo búa

Khoá nòng đẩy đạn vào buồng đạn, bóp cò búa không đập - Khoá nòng chưa khoá chắc chắn do lò xo đẩy về yếu.

- Khoá nòng hộp khoá nòng bẩn. - Đẩy khoá nòng về trước hết cỡ, tiếp tục bắn.

- Lau sạch, bôi dầu hộp khoá nòng.

Khoá nòng lùi hết về sau, vỏ đạn vẫn ở trong buồng đạn - Buồng đạn bẩn do han gỉ, móc đạn mòn gãy. - Lau sạch bôi dầu

- Đưa về trạm sửa chữa

Khoá nòng lùi kéo theo vỏ đạn ra nửa chừng lại đẩy vỏ đạn về trước - Lỗ truyền khí thuốc bẩn.

- Khóa nòng bẩn.

- Lau sạch lỗ truyền khí thuốc.

- Bôi dầu các bộ phận chuyển động của súng.

Bắn bị nổ liên thanh -Bộ phận cò quá bẩn, lò xo lẫy cò yếu, mấu dìm cần đẩy lẫy cò của lẫy phát 1 bị gãy. - Tháo đạn, tháo bộ phận cò lau sạch, kiểm tra lại chuyển động tiếp tục bắn. Nếu lò xo lẫy cò yếu hoặc lẫy phát 1 hỏng phải thay thế.

1.1.5. Lau chùi, kiểm tra, chuẩn bị súng, đạn để bắn

- Lau chùi

Súng phải luôn giữ gìn sạch sẽ và tốt, muốn vậy phải lau chùi, bôi dầu cho súng sạch sẽ, kịp thời, việc lau chùi do cá nhân tự giác lau, hoặc tổ chức chỉ huy lau, khi tổ chức chỉ huy lau phải chặt chẽ, đồng thời quy định mức tháo, lau chùi và bôi dầu, thực hiện các quy định sau:

+ Súng phải thường xuyên lau chùi hàng ngày, cuối buổi học tập và công tác;

+ Lau chùi sau khi hành quân đến địa điểm mới;

+ Lau chùi sau khi học tập, làm nhiệm vụ trực ban, trực chiến;

+ Lau chùi sau khi súng bị dính cát, bụi đất hoặc gặp mưa;

+ Lau chùi sau khi bắn đạn thật hoặc đạn hơi; 

+ Lau chùi sau khi chiến đấu liên tục dài ngày, trong quá trình chiến đấu phải tranh thủ khoảng cách giữa các trận chiến đấu để lau chùi bảo quản súng đạn;

+ Sau khi lau sạch sẽ phải bôi dầu bên trong và bên ngoài cho súng.

- Kiểm tra súng đạn

+ Kiểm tra cấu tạo súng

Các số ghi trên súng phải thống nhất đồng bộ, thước ngắm phải dùng gập dễ dàng, cần định cách bắn và khoá an toàn phải xoay được các vị trí dễ dàng  và tại vị trí phải chắc chắn, trong nòng súng phải sạch sẽ không cong, phình, bẹp méo, han gỉ, hộp khoá nòng các bộ phận phải đủ.

+ Kiểm tra chuyển động súng

Khi kiểm tra phải đạt được các điều kiện sau:

Mở khoá an toàn, mở nắp hộp tiếp đạn, kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ, thả tay kéo khoá nòng ra, khoá nòng phải tiến sát phía sau nòng súng, bóp cò nghe tiếng “tách” búa đập vào kim hoả là được.

Giữ nguyên cò, kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ thả ra, khi khoá nòng tiến sát phía sau nòng súng búa không đập vào kim hoả, thả tay cò ra bóp cò búa đập vào kim hoả là được.

Đóng nắp hộp tiếp đạn lại, kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ, thả tay kéo bệ khoá nòng ra bị lẫy báo hết đạn giữ lại ở phía sau.

Khi thay đổi vị trí khoá an toàn, khoá an toàn phải được giữ lại chắc chắn ở các vị trí.

+ Kiểm tra đạn

Đạn không dính dầu mỡ, ẩm ướt, han gỉ, vỏ đạn không có vết rạn nứt, đầu đạn không cong vênh.

- Kiểm tra súng đạn để bắn

Giai đoạn tập bắn, kiểm tra bắn đạn thật, người bắn phải tiến hành kiểm tra chuẩn bị súng đạn để bắn

+ Kiểm tra súng đạn: như kiểm tra ở trên

+ Lau chùi bôi dầu cho súng

+ Lau chùi đạn sạch sẽ và kiểm tra buồng đạn, hộp tiếp đạn

+ Thực hiện lắp đạn vào hộp tiếp đạn: Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lắp đạn vào kẹp sao cho gờ đít đạn ăn khíp với gờ của 2 thành kẹp đạn cứ như thế lắp cho đến khi đầy đạn 10 viên vào kẹp đạn.

1.2. Súng tiểu liên AK

1.2.1. Quy tắc tháo lắp: (Xem ở phần binh khí súng trường CKC).

1.2.2. Tháo và lắp súng

- Tháo súng

+ Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn, kiểm tra súng

Tay trái nắm ốp lót tay giữ súng dựng đứng trên bàn, miệng súng hướng lên trên, mặt súng sang trái; Tay phải nắm hộp tiếp đạn, ngón cái bóp lẫy giữ hộp tiếp đạn, đồng thời đẩy hộp tiếp đạn lên trên lấy ra đặt xuống bàn; Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay kéo khoá nòng về sau hết cỡ, nhìn xem trong buồng đạn có đạn hay không, thả khoá nòng về trước

 


ình 65: Tháo hộp tiếp đạn, kiểm tra súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Bước 2: Tháo ống phụ tùng

Tay trái nắm ốp lót tay, nhấc súng lên khỏi mặt bàn, tay phải dùng ngón trỏ ấn nắp ổ chứa phụ tùng vào hết cỡ, đầu ngón tay tỳ vào đầu ống phụ tùng, lấy ống phụ tùng ra khỏi ổ chứa phụ tùng. Hai tay kết hợp mở nắp ống phụ tùng, tháo rời phụ tùng ra khỏi ống đựng đặt lên bàn.


Hình 66: Tháo ống phụ tùng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Bước 3: Tháo thông nòng

Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn, tay phải cầm thông nòng kéo sang phải sao cho đầu thông nòng rời khỏi khuyết chứa lấy thông nòng ra.

 


Hình 67: Tháo thông nòng              Hình 68: Tháo nắp hộp khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Bước 4: Tháo nắp hộp khoá nòng

Đặt súng trên bàn miệng nòng súng hướng về trước, mặt súng hướng lên trên; Tay trái nắm cổ báng súng, ngón tay cái ấn mấu giữ nắp hộp khoá nòng tụt vào trong, tay phải cầm nắp hộp khoá nòng nhấc lên lấy ra.

+ Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về

Tay trái nắm cổ báng súng, tay phải cầm đuôi cốt lò xo đẩy về ấn về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi khuyết chứa ở hộp khoá nòng, nhấc lên lấy ra.

         


Hình 69: Tháo bộ phận đẩy về

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Bước 6: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng

Tay trái nắm cổ báng súng, tay phải nắm bệ khoá nòng, kéo bệ khoá nòng về sau hết mức, nhấc lên lấy ra khỏi hộp khoá nòng; Tay trái đặt súng xuống, tay phải lật ngửa bệ khoá nòng, tay trái đẩy khoá nòng về sau xoay khoá nòng sang phải rồi rút khoá nòng ra.


Hình 70: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng

a. Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng ra khỏi súng; 

b. Tháo khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

Tay trái nắm ốp lót tay dưới, lòng bàn tay ngửa, tay phải dựng ống đựng phụ tùng đưa vào đầu díp giữ ống dẫn thoi xoay lên trên 45° để mặt bằng trục lẫy thẳng với mặt cắt phía sau của ốp lót tay trên và ống dẫn thoi nhấc lên lấy ra.


Hình 71: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Lắp súng 

+ Bước 1:  Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên

Tay trái nắm ốp lót tay dưới, lòng bàn tay ngửa, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên, lắp đầu ống dẫn thoi vào đầu khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống hết mức, ấn díp giữ ống dẫn thoi xuống, nếu chặt dùng ống phụ tùng ấn lẫy giữ xuống.

+ Bước 2: Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng

Tay phải cầm ngửa bệ khoá nòng, đầu thoi về trước, tay trái cầm khoá nòng, lắp vào lỗ chứa khoá nòng, xoay khoá nòng sang trái và đẩy về trước, tay phải cầm cổ báng súng, mặt súng hơi nghiêng sang phải, ngón cái tay phải tỳ vào tai khoá trái, giữ khoá nòng ở vị trí phía trước, lắp thoi và bệ khoá nòng vào hộp khoá nòng, đẩy bệ khoá nòng lên trên hết cỡ.

+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về

Tay trái cầm cổ báng súng, tay phải cầm đuôi cốt lò xo đẩy về, lắp đầu cốt lò xo đẩy về vào lỗ chứa, ấn đuôi cốt lò xo đẩy về khớp vào rãnh dọc hộp khoá nòng.

+ Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng

Tay trái cầm cổ báng súng, tay phải cầm nắp hộp khoá nòng, lắp đầu nắp hộp khoá nòng vào khuyết chứa hình cung ở bệ thước ngắm, lòng bàn tay ấn lắp hộp khoá nòng xuống sao cho mấu giữ lọt vào lỗ giữ nắp hộp khoá nòng.

Kiểm tra chuyển động của súng

Tay trái cầm ốp lót tay, giữ súng trên bàn, tay phải cầm tay kéo khoá nòng kéo bệ khoá nòng về sau 2-3 lần, nếu súng chuyển động tốt là được, bóp chết cò, tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí khoá an toàn.

+ Bước 5: Lắp thông nòng

Tay trái nắm ốp lót tay (hoặc khâu truyền khí thuốc) giữ súng như khi tháo. Tay phải lắp thông nòng vào các lỗ ở dưới khâu truyền khí thuốc và khâu giữ ốp lót tay dưới, cầm đuôi thông nòng kéo sang phải và ấn xuống hết cỡ.

+ Bước 6: Lắp phụ tùng

Tay trái giữ ống đựng phụ tùng, tay phải lắp các phụ tùng vào ống rồi đậy nắp ống đựng phụ tùng. Tay phải cầm ống đựng phụ tùng đặt đầu ống vào ổ chứa, dùng ngón trỏ đẩy ống vào hết mức rồi rút ngón tay ra, nắp ống tự động đóng lại. Với súng tiểu liên báng gấp thì cất ống phụ tùng vào túi đựng hộp tiếp đạn.

+ Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn

Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn, tay phải cầm hộp tiếp đạn lắp mấu trước của hộp tiếp đạn khớp vào khuyết chứa ở hộp khoá nòng, ấn cho mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy giữ.

1.2.3. Lắp và tháo đạn ra khỏi hộp tiếp đạn

- Lắp đạn: Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải, đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn. Lắp đủ 30 viên sẽ nhìn thấy đáy vỏ viên đạn ở lỗ kiểm tra 

- Tháo đạn: Tay trái cầm hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay vào trong. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vậy đến khi hết đạn 


Hình 72: Lắp đạn Hình 73: Tháo đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

1.2.4. Hỏng hóc thông thường khi bắn và cách khắc phục

HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

Khoá nòng tiến sát mặt cắt phía sau nòng súng, đạn không vào buồng đạn. Hộp tiếp đạn bẹp méo; han gỉ; lò xo hộp tiếp đạn yếu. Thay hộp tiếp đạn khác để bắn

Thay lò xo hộp tiếp đạn.

Đạn bị kẹt, đầu đạn đâm vào mặt cắt phía sau của nòng súng, bệ khoá nòng và khoá nòng dừng lại ở giữa chừng. Cửa hộp tiếp đạn bị bẹp méo. Giữ tay kéo khoá nòng ở vị trí sau cùng, lấy viên đạn bị kẹt ra, thả bệ khoá nòng để khoá nòng đẩy viên đạn khác vào buồng đạn, bắn tiếp; nếu vẫn hỏng thay hộp tiếp đạn khác.

Không kéo được vỏ đạn ra ngoài; viên đạn khác đâm vào đít vỏ đạn trong buồng đạn. Buồng đạn và đạn bị bẩn hoặc móc đạn yếu hay bị sứt. Tháo hộp tiếp đạn ra khỏi súng, giữ bệ khoá nòng ở phía sau cùng, lấy viên đạn bị kẹt ra; dùng thông nòng đẩy viên đạn ra khỏi buồng đạn; lau sạch buồng đạn và đạn; lắp đạn vào bắn tiếp, nếu vẫn hỏng thay móc đạn hoặc lò xo móc đạn.

Bắn không nổ(khoá nòng đã khoá, đạn có trong buồng đạn nhưng bóp cò, đạn không nổ). Đạn hỏng, kim hoả mòn, gãy hoặc bẩn; bộ phận cò bị bẩn. Kéo mạnh khoá nòng về sau. Lên viên đạn khác bắn tiếp. Nếu vẫn hỏng hóc lau sạch bộ phận cò và kim hoả; nếu kim hoả bị mòn, gẫy; bộ phận cò bị hỏng đưa về trạm sửa chữa.

Vỏ đạn không hất ra khỏi hộp khoá nòng; hoặc bị khoá nòng đẩy trở lại vào buồng đạn. Móc đạn bị bẩn; mấu hất vỏ đạn mòn hoặc gãy; khâu truyền khí thuốc bị bẩn. Kéo bệ khoá nòng về sau, lấy vỏ đạn ra lên đạn bắn tiếp; nếu vẫn bị hỏng lau sạch ổ chứa đít đạn, móc đạn, khâu truyền khí thuốc; nếu mấu hất vỏ đạn bị mòn, gẫy đưa về trạm sửa chữa.

1.2.5. Lau chùi, kiểm tra, chuẩn bị súng đạn để bắn

- Lau chùi

Súng phải luôn giữ gìn sạch sẽ và tốt, muốn vậy phải lau chùi, bôi dầu cho súng sạch sẽ, kịp thời, việc lau chùi do cá nhân tự giác lau, hoặc tổ chức chỉ huy lau, khi tổ chức chỉ huy lau phải chặt chẽ, đồng thời quy định mức tháo, lau chùi và bôi dầu, thực hiện các quy định sau:

+ Súng phải thường xuyên lau chùi hàng ngày, cuối buổi học tập và công tác;

+ Lau chùi sau khi hành quân đến địa điểm mới;

+ Lau chùi sau khi học tập, làm nhiệm vụ trực ban, trực chiến;

+ Lau chùi sau khi súng bị dính cát, bụi đất hoặc gặp mưa;

+ Lau chùi sau khi bắn đạn thật hoặc đạn hơi; 

+ Lau chùi sau khi chiến đấu liên tục dài ngày, trong quá trình chiến đấu phải tranh thủ khoảng cách giữa các trận chiến đấu để lau chùi bảo quản súng đạn;

+ Sau khi lau sạch sẽ phải bôi dầu bên trong và bên ngoài cho súng.

- Kiểm tra súng đạn

+ Kiểm tra cấu tạo súng

Các số ghi trên súng phải thống nhất đồng bộ, thước ngắm phải dùng gập dễ dàng, cần định cách bắn và khoá an toàn phải xoay được các vị trí dễ dàng và tại vị trí phải chắc chắn, trong lòng súng phải sạch sẽ không cong, phình, bẹp han gỉ, hộp khoá nòng các bộ phận phải đủ.

+ Kiểm tra chuyển động của súng

Đưa cần định cách bắn về các vị trí liên thanh, phát 1 kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ, thả tay kéo khoá nòng ra, khoá nòng phải mắc ở phía sau, bóp cò khoá nòng phải lao mạnh về phía trước, nếu ở vị trí liên thanh thì nghe tiếng “tách” do tiếng đập của búa vào kim hoả là được. Nếu ở vị trí phát 1 khoá nòng mắc ở phía sau, thả tay kéo khoá nòng ra nghe “tách”, bóp cò búa đập mạnh về trước là được; Đưa cần định cách bắn về vị trí an toàn, bóp cò tay cò không chuyển động về sau, búa vẫn ở tư thế giương.

+ Kiểm tra đạn

Đạn không dính dầu mỡ, ẩm ướt, han gỉ, vỏ đạn không có vết rạn nứt, đầu đạn không cong vênh là được.

- Kiểm tra súng đạn để bắn

+ Giai đoạn tập bắn, kiểm tra bắn đạn thật, người bắn phải tiến hành kiểm tra chuẩn bị súng đạn để bắn;

+ Kiểm tra súng đạn;

+ Lau chùi bôi dầu;

+ Lau chùi đạn sạch sẽ và kiểm tra buồng đạn, hộp tiếp đạn;

+ Thực hiện lắp đạn vào hộp tiếp đạn: Khi lắp đạn tay trái giữ hộp tiếp đạn, tay phải lắp từng viên đưa vào cửa hộp tiếp đạn, cứ như vậy lắp đủ số đạn cần thiết (súng AK lắp đủ = 30 viên). 

1.3. Súng trung liên RPĐ

1.3.1. Quy tắc tháo lắp (Xem ở phần binh khí súng tiểu liên CKC)

1.3.2. Tháo và lắp súng

- Tháo súng

+ Bước 1: Tháo hộp băng đạn, kiểm tra đạn trong buồng đạn.

Tháo hộp băng đạn: Súng giá trên bàn, mặt súng hướng về bên trái, nòng súng hướng vể trước, gạt lẫy hãm hộp băng đạn sang bên trái, lên trên rồi kéo hộp băng đạn về sau, tháo ra.

Kiểm tra đạn trong buồng đạn: Tay trái nắm tay cầm, tay phải đẩy then hãm nắp hộp khoá nòng về trước đồng thời mở dựng nắp hộp khoá nòng lên hết cỡ, xoay cần khoá an toàn về sau (mở khoá), gạt tay kéo bệ khoá nòng ra, bàn tay úp ba ngón con kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ xem có đạn trong buồng đạn không. Sau đó tay phải giữ tay kéo bệ khoá nòng, tay trái bóp cò và từ từ thả cho bệ khoá nòng và khoá nòng, tiến về trước. Chú ý không bóp chết cò và không đóng nắp hộp khoá nòng.

+ Bước 2: Tháo hộp phụ tùng.

Tay phải dùng ngón cái ấn díp hãm, đồng thời tay trái dùng ngón cái hoặc ngón trỏ đẩy nắp đậy ổ chứa hộp phụ tùng xoay ngang, rút hộp phụ tùng ra; mở hộp để lấy các phụ tùng ra ngoài, đặt thứ tự lên bàn.

 


Hình 74: Tháo hộp phụ tùng          Hình 75: Tháo thông nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Tháo thông nòng: Súng vẫn trên bàn, tay trái dùng ngón trỏ và ngón giữa đẩy cho đuôi thông nòng tách khỏi rãnh ở cổ báng súng. Tay phải rút thông nòng ra 

+ Bước 3: Tháo bộ phận cò và báng súng.

Dùng tống chốt và búa đóng chốt ngang giữ bộ phận cò và báng súng ở hộp khoá nòng sang bên phải hết mức, tay trái giữ ốp lót tay, tay phải rút bộ phận cò và báng súng ra.  

 


Hình 76: Tháo bộ phận cò và báng súng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Bước 4: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng.

Tay trái nắm ốp lót tay để đỡ súng, bàn tay phải ngửa, ngón trỏ móc vào khấc ở bệ khoá nòng kéo về sau. Khi khoá nòng ra khỏi hộp khoá nòng, ngón cái và các ngón con còn lại nắm choàng lấy 2 phiến khoá, tiếp tục rút bệ khoá nòng và khoá nòng ra.

Đặt súng xuống, tay trái nhấc khoá nòng và phiến khoá ra khỏi bệ khoá nòng, đặt thứ tự lên bàn.

 


Hình 77: Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Buớc 5: Tháo tay kéo bệ khoá nòng.

Tay trái nắm ốp lót tay để đỡ súng, tay phải kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau hết mức, lật ngang để tháo ra.

- Lắp súng 

+ Bước 1: Lắp tay kéo bệ khoá nòng. 

Tay trái nắm ốp lót tay như khi tháo, tay phải lắp tay kéo bệ khoá nòng sao cho gờ trượt lọt vào đoạn rộng của khe dọc ở hộp khoá nòng và đẩy về trước hết mức.

+ Bước 2: Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng. 

Bàn tay phải ngửa đỡ bệ khoá nòng, tay trái lắp khoá nòng vào bệ khoá nòng sao cho 2 phiến khoá ở đúng vị trí mở, sau đó ngón cái và các ngón con tay phải nắm choàng lấy 2 phiến khoá, ngón trỏ duỗi thẳng đỡ phía dưới bệ khoá nòng, tay trái đỡ phía dưới hộp khoá nòng. Tay phải lắp bệ khoá nòng và khoá nòng vào hộp khoá nòng sao cho 2 gờ trượt ở bệ khoá nòng khớp vào 2 rãnh trượt ở hộp khoá nòng, đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng về trước hết mức. Chú ý khi đẩy bệ khoá nòng nếu thấy vướng thì ngón trỏ phải hơi nâng đầu thoi đẩy lên.

+ Bước 3: Lắp bộ phận cò, báng súng và kiểm tra chuyển động của súng.

Lắp bộ phận cò và báng súng: Tay trái giữ ốp lót tay, tay phải nắm cổ báng súng, lắp bộ phận cò và báng súng vào hộp khoá nòng sao cho mép gấp ở khung cò mắc vào rãnh dọc ở hộp khoá nòng, đẩy bộ phận cò và báng súng về trước hết mức đẩy chốt ngang ở hộp khoá nòng sang trái.

Kiểm tra chuyển động của súng: 

Tay trái nắm tay cầm, ngón trỏ bóp cò, tay phải kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau hết cỡ, thả từ từ để bệ khoá nòng và khoá nòng tiến về trước, xem các bộ phận đã lắp đúng thứ tự chưa. Gập tay kéo bệ khoá nòng lại, đóng khoá an toàn.

+ Buớc 4: Lắp thông nòng. 

Luồn đầu thông nòng vào bên phải bệ lắp hộp băng đạn, qua lỗ chứa ở ốp lót tay và khâu giữ ống dẫn thoi phía trước, vừa luồn vừa đẩy cho đến khi đuôi thông nòng lọt vào rãnh ở cổ báng súng.

+ Buớc 5: Lắp hộp đựng băng đạn. 

Tay phải giữ cổ báng súng (loại súng chân thấp phải nâng chân súng lên), tay trái cầm hộp băng, lắp sao cho mép gấp ở hộp băng mắc vào 2 mép ở bệ nắp hộp băng ở hộp khoá nòng, đẩy hộp băng về trước hết mức, gạt lẫy hãm hộp băng đạn xuống.

+ Buớc 6: Lắp hộp đựng phụ tùng. 

Hai tay lắp phụ tùng vào hộp đựng. Sau đó tay trái nắm báng súng như khi tháo, tay phải cầm hộp phụ tùng lắp vào ổ chứa ở báng súng, mặt hộp phụ tùng có bản lề quay lên trên và đầu có lưỡi vặn vít quay ra ngoài, về sau, đóng nắp đậy ổ chứa hộp phụ tùng lại.

1.4. Súng diệt tăng B41

1.4.1. Quy tắc tháo và lắp súng (Xem ở phần binh khí súng tiểu liên CKC).

1.4.2. Động tác tháo và lắp súng

- Tháo súng

+ Bước 1: Tháo kính ngắm quang học ra khỏi súng. 

Súng đặt trên bàn, miệng nòng quay sang trái, tay phải cầm ốp che nòng, tay trái gạt cần hãm về sau hết cỡ rồi cầm vào thân kính kéo từ từ về sau theo trục nòng, lấy kính ra đặt xuống bàn.

+ Bước 2: Tháo bộ phận cò. 

Đặt súng nằm ngang trên bàn, đầu chốt chẻ quay lên trên, tay trái giữ nòng súng, tay phải đặt ngang đầu vặn vít vào đầu chốt chẻ, ấn đột nhiên từ trên xuống dưới sau đó dùng tống chốt tháo chốt chẻ ra, rồi tháo bộ phận cò ra khỏi nòng súng. Nếu chặt có thể đệm gỗ lên, dùng búa đóng và tháo ra.

+ Bước 3: Tháo nắp hộp cò. 

Tay trái cầm tay cầm, tay phải cầm vặn vít xoay lỏng bốn đinh vít ra, rồi dùng tay tháo bốn đinh vít và nắp hộp cò ra khỏi hộp cò.

+ Bước 4: Tháo bộ phận kim hoả. 

Quay nòng súng cho ổ kim hoả hướng lên trên. Tay trái cầm súng, tay phải cầm vặn vít, đặt khuyết tháo lắp vào nắp ổ kim hoả, xoay ngược chiều kim đồng hồ. Tháo nắp ổ kim hoả, rồi lấy kim hoả, lò xo ra khỏi kim hoả.

- Lắp súng

+ Bước 1: Lắp bộ phận kim hoả. 

Tay trái cầm súng như khi tháo, tay phải cầm vành đệm lò xo kim hoả lắp vào ổ chứa rồi lắp nắp ổ kim hoả vào, dùng tay vặn theo chiều kim đồng hồ. Khi thấy chặt dùng vặn vít vặn chặt lại.

+ Bước 2: Lắp nắp hộp cò. 

Tay trái nắm tay cầm, tay phải cầm nắp hộp cò lắp vào lựa cho đầu then an toàn lọt vào lỗ chứa và lựa cho 4 lỗ lắp đinh vít thẳng hướng rồi lắp 4 đinh vít vào, sau đó dùng vít vặn chặt lại.

Kiểm tra chuyển động của bộ phận cò: giương búa, mở khoá an toàn, bóp cò, bộ phận cò chuyển động bình thường; khoá an toàn, bóp cò tay cò không chuyển động được là lắp đúng.

+ Bước 3: Lắp bộ phận cò vào súng. 

Súng đặt trên bàn như khi tháo, tay trái giữ súng, tay phải cầm hộp cò, lắp khuyết chứa vào mấu giữ hộp cò ở ổ kim hoả, ấn mạnh cho hộp cò vào súng, lựa cho các lỗ lắp hộp cò thẳng với nhau. Rồi bóp đầu chẻ đôi của chốt chẻ lắp vào lỗ, khi đầu chốt chẻ đã lọt vào rồi, đặt cái vặn vít nằm ngang trên đầu còn lại của chốt chẻ, ấn chốt chẻ xuống hết cỡ, nên chặt chêm gỗ rồi dùng búa đập nhẹ xuống.

+ Bước 4: Lắp kính ngắm quang học vào súng (nếu cần). 

Súng đặt trên bàn như khi tháo, tay phải giữ nòng súng, tay trái cầm kính lắp vào bệ, lựa sao cho rãnh mang cá ở thân kính khớp với gờ mang cá ở thân súng. Đẩy kính ngắm từ sau về trước hết cỡ, gạt lẫy hãm về trước. Sau khi lắp, cầm kính kéo thử về sau nếu kính không tụt ra là được.

Kiểm tra vị trí của búa và kim hoả, mở khoá an toàn, giương búa, ngón cái đặt vào mấu giương búa, ngón trỏ bóp cò thả cho búa từ từ về vị trí cũ, nếu thấy giữa đuôi kim hoả và mặt búa có khoảng cách là được.

2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

2.1. Ngắm bắn 

2.1.1. Khái niệm về ngắm bắn

- Tại sao phải ngắm bắn

Trong bắn súng, muốn bắn trúng mục tiêu phải ngắm bắn. Khi bắn đầu đạn vận động trong nòng súng ra ngoài không khí, ngay lập tức đầu đạn chịu tác động của không khí và lực hút trái đất, tạo thành đường cong không cân đối, nên người bắn phải xác định góc bắn, để cho quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu..

Hình 78:  Quỹ đạo đường đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Đối với súng tiểu liên AK ở cự ly 50m đầu đạn dần dần tách ra khỏi đường phóng, đồng thời chuyển động theo quán tính.

Vì vậy để đạn trúng một điểm trên mục tiêu, không thể đưa thẳng nòng súng vào điểm định bắn mà phải hướng nòng súng chếch lên trên 1 góc nhất định (góc bắn) để điểm chạm (điểm rơi) của đầu đạn trúng vào điểm định bắn trúng.

Nếu gọi đường đạn là đường do trọng tâm đầu đạn vạch ra trong không gian, có thể hình dung đường đạn là một đường cong không cân đối, đoạn đi lên (Vmax) bao giờ cũng dài hơn đoạn đường đạn đi xuống 


Hình 79: Đường đạn trong không gian


(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Để lấy hướng bắn và góc bắn nhanh chóng, chính xác người ta làm sẵn bộ phận ngắm trên súng. Sau khi người bắn ước lượng cự ly bắn, lấy thước ngắm tương ứng, dùng bộ phận ngắm ngắm vào mục tiêu, khi lấy được đường ngắm chính xác thực hiện bóp cò. Làm như vậy gọi là ngắm và bắn.

Vậy: Ngắm là dóng súng vào mục tiêu, lấy góc bắn và hướng bắn để đưa quỹ đạo đường đạn vào điểm định bắn.

2.1.2. Thứ tự thực hành ngắm

- Lấy thước ngắm

Người bắn căn cứ vào cự ly từ người bắn đến mục tiêu là bao nhiêu mét, thực hiện động tác lấy thước ngắm (lấy thước ngắm về tầm).

Ví dụ: Cự ly 300m, lấy thước ngắm 3.

Thực chất của bước này là tạo góc tương ứng giữa đường ngắm và trục nòng súng, tạo cho súng một góc bắn về tầm khi bắn.

- Lấy đường ngắm cơ bản 

Lấy đường ngắm cơ bản thực chất là tạo cho súng một góc bắn về tầm và về hướng

Nội dung lấy đường ngắm cơ bản là gióng một đường thẳng từ mắt người ngắm qua khe thước ngắm đến đỉnh đầu ngắm, sao cho đỉnh đầu ngắm ở chính giữa và ngang bằng với 2 mép trên của thành khe ngắm (hoặc tâm lỗ ngắm) với điều kiện mặt súng không bị nghiêng

Việc lấy đường ngắm cơ bản có ý nghĩa quyết định đến tính chính xác của đường ngắm, hay độ chính xác của góc bắn về tầm và về hướng đối với mục tiêu 

+ Đường ngắm cơ bản

 Với thước ngắm cơ khí:

Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm (tâm lỗ ngắm) đến chính giữa đỉnh đầu ngắm.

Hình 80: Đường ngắm cơ bản với thước ngắm cơ khí

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Với kính ngắm quang học:

Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt qua tâm kính nhìn tới giao điểm của vạch khấc tầm và vạch khấc hướng đã xác định với điều kiện kính phải sáng tròn đều.

Hình 81: Đường ngắm cơ bản với kính ngắm quang học

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

- Lấy đường ngắm đúng

Trong chiến đấu không phải lúc nào mục tiêu cũng ở cự li chẵn tương ứng cự li ghi trên thước ngắm, ngoài ra đầu đạn còn chịu ảnh hưởng của gió, mật độ không khí, nhiệt độ môi trường...

Lấy đường ngắm đúng là đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định ngắm trên mục tiêu

Việc lấy đường ngắm là một quá trình phối hợp liên tục giữa lấy đường ngắm cơ bản và đưa đường ngắm cơ bản vào điểm định ngắm trên mục tiêu, phải được duy trì trong suốt quá trình bắn (bắn phát một hoặc trong một loạt bắn liên thanh). Do đặc điểm mắt ngắm chỉ nhìn rõ được 2 điểm còn một điểm trên mục tiêu thường bị mờ.

2.1.3. Ảnh hưởng do ngắm và gió đến kết quả bắn

- Lấy sai đường ngắm cơ bản 

Lấy sai đường ngắm cơ bản là sai góc bắn về tầm và hướng bắn đối với mục tiêu nghĩa là: Lấy thước ngắm không đúng, đỉnh đầu ngắm không ở chính giữa và ngang bằng với 2 mép trên của thành khe ngắm 


Hình 82: Đường ngắm cơ bản sai

a. Đầu ngắm cao hơn khe ngắm ; b. Đầu ngắm thấp hơn khe ngắm;

c. Đầu ngắm cao hơn khe ngắm và lệch sang phải

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Nếu đầu ngắm cao hơn khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cao hơn so với điểm định bắn trúng. Nếu đầu ngắm thấp hơn khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu thấp hơn so với điểm định bắn trúng. Nếu đầu ngắm cao hơn khe ngắm và lệch sang phải thì điểm chạm trên mục tiêu cao và lệch sang bên phải so với điểm định bắn trúng 

Bảng chỉ số sai lệch của đạn ở một số cự li của súng trường, súng tiểu liên có cùng mức sai lệch về đường ngắm cơ bản.

- Mặt súng nghiêng 

Mặt súng nghiêng là hiện tượng mép trên thành khe ngắm không song song với mặt phẳng ngang. Khi bắn mặt súng nghiêng về bên nào thì đạn lệch về bên đó và thấp xuống.

- Lấy sai điểm ngắm

Khi bắn ngắm sai điểm ngắm bao nhiêu đạn sai lệch bấy nhiêu

Ví dụ: Khi người ngắm, ngắm sai so với điểm ngắm 5cm thì điểm chạm sai là 5cm so với điểm định bắn trúng.

Vì vậy trong quá trình ngắm mặc dù súng có rung động nhỏ, nếu người bắn lấy đường ngắm cơ bản đúng, đường ngắm đúng chuẩn xác, khi người bắn thực hành bóp cò kết thúc phát bắn đạn vẫn trúng mục tiêu.

- Ảnh hưởng của gió

Ảnh hưởng của gió dọc theo hướng bắn: Nếu gió xuôi theo hướng bắn làm cho đầu đạn bay cao và xa hơn, nếu hướng gió ngược chiều với hướng bắn làm cho đầu đạn thấp xuống đạn gần hơn so với điểm định bắn trúng; nhưng đối với đạn súng bộ binh thông thường có sơ tốc lớn: (AKM :715m/s; RPĐ: 739m/s; súng đại liên PKMS: 825m/s) nếu bắn trong tầm bắn thẳng, ảnh hưởng gió dọc là không đáng kể.

Ảnh hưởng của gió ngang sẽ làm đạn lệch theo hướng theo chiều xuôi hướng gió; gió thổi từ phải sang trái làm đạn lệch sang trái và ngược lại, nếu đạn có sơ tốc lớn ảnh hưởng của đầu đạn đến kết quả bắn là không đáng kể.

Ví dụ: Khi bắn súng AK; CKC; RPĐ khi gió thổi ngang so với hướng bắn (70º?90º), cự li 200m, tốc độ gió 2m/s mức sai lệch là 6cm; tốc độ gió 3m/s mức sai lệch là 10cm; tốc độ gió 4m/s mức độ sai lệch là 14cm.

Qua ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận, khi bắn ở cự ly trong tầm bắn thẳng của các loại súng bộ binh có sơ tốc đầu đạn lớn, ảnh hưởng của đầu đạn là không đáng kể, nếu người bắn làm đúng động tác bắn, đảm bảo đạn vẫn trúng và chụm.


Hình 83: Ảnh hưởng của gió đối với đầu đạn khi bay trong không khí

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.2. Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn súng tiểu liên AK (cho động tác nằm bắn)

2.2.1. Động tác nằm bắn không tỳ

- Trường hợp vận dụng

Trong chiến đấu khi điều kiện địa hình không cho phép người bắn không thể vận dụng các tư thế quỳ, đứng bắn. Theo lệnh của người chỉ huy, người bắn phải thực hiện động tác nằm bắn để tiêu diệt mục tiêu…

- Động tác nằm bắn không tỳ

Động tác chuẩn bị bắn

+ Khẩu lệnh: "Mục tiêu........nằm chuẩn bị bắn!".

+ Động tác: Người bắn tay phải xách súng lên ngang thắt lưng, nòng súng chếch lên trên về trước hợp với thân người một góc 450.

Cử động 1: Chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo hướng bàn chân phải.

Cử động 2: Chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20 cm, mũi bàn tay hướng chếch về bên phải phía sau, thứ tự đặt cánh tay, khuỷu tay trái, đùi trái xuống đất.


Hình 84:  Nằm chuẩn bị bắn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

 Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời bàn tay trái ngửa đỡ lấy thân súng khoảng dưới thước ngắm, duỗi chân phải về sau, người nằm úp xuống đất, hai bàn chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên. Người nằm chếch so với hướng bắn một góc khoảng 300.

  Động tác lắp đạn: Tay phải rời ốp lót tay, dùng ngón cái tay phải đẩy lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn không có đạn ở súng trao sang tay trái. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn tay trái kẹp giữ hộp tiếp đạn vào mép phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất. Tay phải mở túi đựng hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn không có đạn vào túi đựng hộp tiếp đạn.

Dùng ngón cái tay phải đẩy cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí bắn phát 1 hoặc liên thanh, đồng thời kéo bệ khoá nòng về phía sau hết cỡ rồi thả đột nhiên để lò xo đẩy về đẩy bệ khoá lao mạnh về phía trước, khoá nòng đẩy đạn vào buồng đạn, gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí an toàn. Tay phải nắm tay cầm trên súng, ngón trỏ duỗi thẳng đặt ra ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu chờ lệnh.

Động tác bắn

Đang ở tư thế nằm chuẩn bị bắn; để thực hành bắn trúng mục tiêu người bắn phải thực hiện các động tác: Giương súng, ngắm, bóp cò.

 


Hình 85: Nằm bắn không tì

a) Tay trái nắm ốp lót tay; b) Tay trái nắm hộp tiếp đạn.

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Động tác giương súng 

Trước khi giương súng phải lấy thước ngắm động tác như sau:

Tay trái nắm ốp lót tay dưới, giữ súng để mặt súng hướng lên trên. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cữ thước ngắm xê dịch cho mép trước cữ thước ngắm khớp vào vạch khấc thước ngắm định lấy. Muốn lấy thước ngắm chữ “D” bóp then hãm cữ thước ngắm, kéo cữ thước ngắm về sau hết mức, thả tay ra rồi đẩy cữ thước ngắm về trước nghe thấy tiếng "tách'' là được. Sau đó tay phải gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về đúng vị trí đã định.

Trường hợp lấy thước ngắm ban đêm: Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cữ thước ngắm kéo hết cỡ về sau, sau đó đẩy nhẹ núm cữ lên trên nghe "tách" ta được thước ngắm chữ “D”, tiếp tục bóp núm cữ đẩy nhẹ lên trên cho núm cữ rời khỏi khấc mắc chữ “D”  buông tay ra, thấy mắc hoặc nghe tiếng "tách", tiếp tục làm như vậy lần 2 ta được thước ngắm 1; từ thước ngắm 1 trở đi cứ mỗi lần đẩy núm cữ lên trên nghe một tiếng "tách" là tăng 1 thước ngắm.

Động tác: Tay trái ngửa nắm ốp lót tay dưới hoặc nắm hộp tiếp đạn, tuỳ theo tay dài, ngắn của từng người và tư thế bắn. Khi nắm ốp lót tay dưới, bàn tay ngửa, ốp lót tay dưới nằm trong lòng bàn tay, ngón tay cái duỗi thẳng hoặc cong tự nhiên, bốn ngón tay con khép kín cùng với ngón tay cái nắm chắc ốp lót tay (với súng AK cải tiến, các ngón con bám vào gờ nổi bên phải ốp lót tay). Khi nắm hộp tiếp đạn, hộ khẩu tay đặt phía sống hộp tiếp đạn các ngón con và ngón cái nắm chắc hộp tiếp đạn; má phải cẳng tay trái sát với má trái hộp tiếp đạn, cẳng tay hợp với mặt phẳng địa hình một góc khoảng 40°- 60°.

Tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, về nắm tay cầm, hộ khẩu tay nắm chính giữa phía sau tay cầm, đặt cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ 2 của ngón trỏ vào tay cò. Kết hợp 2 tay nâng súng lên, đặt phần trên đế báng súng vào hõm vai, 2 khuỷu tay chống xuống đất rộng bằng vai, kết hợp 2 tay giữ chắc súng cân bằng trên vai. Nhìn sơ qua đường ngắm thấy súng chưa đúng hướng thì dịch chuyển cả thân người để chỉnh súng vào mục tiêu, không dùng tay để điều chỉnh làm động tác giữ súng không tự nhiên, gò bó.                     

Động tác ngắm: Khi lấy đường ngắm, má phải áp sát vào báng súng với lực vừa phải để đầu người ít bị rung động, không gối má vào báng súng làm mặt súng nghiêng, khi bắn liên thanh dễ làm súng tụt dần xuống.

Khi ngắm: Mắt trái nheo tự nhiên, dùng mắt phải để ngắm hoặc có thể mở cả 2 mắt nhưng tập trung thị lực vào mắt ngắm; nhìn qua khe ngắm đến đầu ngắm lấy đường ngắm cơ bản; rồi đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định ngắm trên mục tiêu.

Động tác bóp cò: Trước khi bóp cò phải làm động tác ngưng thở để cho người và súng bớt rung động, có thể hít vào hoặc thở ra một ít rồi ngưng thở.

Bóp cò: Dùng lực độc lập của ngón trỏ bóp cò từ từ êm đều từ trước về sau theo trục nòng súng cho đến khi đạn nổ; không tăng cò đột ngột trong quá trình bóp cò, không bóp quá nhanh, làm rung động bắn mất chính xác. Muốn bắn liên thanh từ 2-3 viên, khi bóp cò phải bóp hết cỡ rồi thả ra từ từ. Không bóp quá nhanh, mạnh, thả cò quá vội hoặc nháy cò đều dẫn đến bắn phát 1.

 Động tác thôi bắn (Thôi bắn gồm có thôi bắn tạm thời và thôi bắn hoàn toàn).

Thôi bắn tạm thời (ngừng bắn). Khẩu lệnh:  ''Ngừng bắn!'' 

Người bắn làm động tác như sau: Đang bắn hạ súng xuống, khoá an toàn hai tay giữ súng như khi chuẩn bị bắn, mắt quan sát mục tiêu. Nếu súng hết đạn, phải thay hộp tiếp đạn hết đạn ở súng ra và lắp hộp tiếp đạn có đạn vào súng.

Thôi bắn hoàn toàn, Khẩu lệnh: ''Thôi bắn tháo đạn khám súng... đứng dậy''.

Người bắn làm động tác như sau: Ngón trỏ tay phải thả cò súng ra, hai tay hạ súng xuống. Tay phải tháo hộp tiếp đạn ở súng ra trao sang tay trái, ngón giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.

Tay trái vẫn giữ súng, mặt súng hướng lên trên; tay phải kéo bệ khoá nòng từ từ về sau, ngón trỏ lướt trên cửa thoát vỏ đạn, các ngón con khép lại chắn cửa lắp hộp tiếp đạn để đỡ viên đạn từ trong buồng đạn văng ra.

Lắp viên đạn vừa tháo ở súng ra vào hộp tiếp đạn, bóp chết cò, khoá an toàn, lấy hộp tiếp đạn không có đạn trong túi đựng hộp tiếp đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn có đạn vào trong túi đựng.

 Động tác đứng dậy

Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, hơi nghiêng người sang trái, co chân trái lên, đầu gối ngang thắt lưng đồng thời tay phải đưa súng về đặt trên đùi trái, hộp tiếp đạn quay sang phải, bàn tay trái thu về úp dưới ngực.

Cử động 2: Phối hợp sức tay trái và hai chân nâng người đứng dậy, xoay mũi bàn tay trái về trước, chân phải bước lên một bước, bàn chân ngang với mũi bàn tay trái đồng thời nâng người đứng dậy.

Cử động 3: Dùng gót chân phải làm trụ, xoay mũi bàn chân sang phải sao cho bàn chân hợp với hướng bắn một góc 22°30'; chân trái kéo lên ngang bàn chân phải về tư thế đứng nghiêm, làm động tác xách súng hoặc mang súng.

Động tác đứng dậy vận dụng trong chiến đấu

Trong chiến đấu ta có thể vận dụng đứng dậy bằng cách thứ 2 vọt tiến; 2 cử động sau:

Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay đưa súng về sau, gập cánh tay vào phía thân người (nắm tay ngang vai phải, bàn tay ngửa nắm súng, khuỷu tay đặt ngoài súng, hộp tiếp đạn quay sang trái), cánh tay đặt xuống đất, tay phải thu về sau, bàn tay úp xuống đất và ngang vai trái, chân phải hơi co.

Cử động 2: Dùng sức của 2 tay và chân phải nâng người lên, đồng thời chân trái bước lên một bước nâng người đứng dậy, chân phải bước lên tiếp tục tiến.

2.2.2. Động tác bắn có tỳ

  Động tác cơ bản như nằm bắn không có tỳ chỉ khác

- Do bắn có vật tỳ cho nên khi giương súng đặt lên vật tỳ, đặt từ khâu đầu nòng đến phần trước ốp lót tay dưới lên vật tỳ, hộp tiếp đạn tựa vào vật tỳ để bắn cho chắc chắn, tay trái đặt hộ khẩu tay hoặc mu bàn tay lên vật tỳ (tuỳ theo vật tỳ cao hay thấp).

- Nếu vật tỳ cao, tay trái có thể nắm hộp tiếp đạn.

- Muốn bắn được trúng, chụm, trúng liên thanh khi giương súng phải đạt được các yếu tố chắc; đều; bền.

- Bằng: Mặt súng phải thăng bằng.

- Chắc: Là 2 tay giữ súng chắc, ghì súng chắc vào vai.

- Đều: Lực nắm súng và ghì súng phải đều nhau.

- Bền: Lực nắm và giữ súng phải bền trong suốt quá trình loạt bắn. 

2.3. Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng trường CKC, súng tiểu liên AK  

2.3.1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu

- Ý nghĩa

+ Bắn mục tiêu cố định là bài bắn cơ bản của các loại súng trường và súng tiểu liên nhằm rèn luyện cho người học động tác cơ bản biết bắn trúng, chụm vào các mục tiêu cố định ban ngày.

+ Hoàn thành tốt bài tập bắn này, là cơ sở cho các bài bắn sau này và trong chiến đấu khi chiến tranh nổ ra. 

- Đặc điểm

+ Người bắn: Có thời gian chuẩn bị, thời gian bắn không hạn chế vì vậy thực hiện đúng động tác yếu lĩnh. Tư thế nằm bắn có tỳ đường ngắm ổn định. 

+ Mục tiêu: Mục tiêu cố định có vòng tính điểm, cự ly từ người bắn đến mục tiêu gần, dễ quan sát.

- Yêu cầu

+ Tích cực, tự giác trong quá trình luyện tập, rút ra được những nhược điểm, khuyết tật trong từng tư thế, từng phát bắn để khắc phục. 

+ Nắm chắc động tác cơ bản, tư thế bắn vững chắc.

Phân tích yêu cầu:

 Trong quá trình tập bắn phải công phu, tích cực, tự giác rèn động tác bắn cơ bản, khắc phục các động tác sai, thực hiện sai đâu sửa đấy một cách nghiêm túc, quá trình luyện tập phải tích lũy kiến thức, tập động tác từ dễ đến khó, có tính cơ bản, hệ thống.

Khi thực hành tập bắn các loại súng bộ binh, việc rèn luyện bản lĩnh, tâm lý bắn rất quan trọng, có bản lĩnh, tâm lý tốt sẽ có động tác bắn chính xác, bắn trúng và chụm. Vì vậy ngoài việc nghiên cứu nắm chắc yếu lĩnh bắn, còn phải rèn luyện sức khỏe một cách toàn diện như: Chạy xa, thể dục thể thao, tập xà, tạ, có như vậy mới có được động tác giữ súng ổn định, vững chắc, hạn chế tâm lý khi vào bắn.

2.3.2. Phương án tập bắn

Điều kiện tập

- Mục tiêu: Bia số 4 có vòng tượng trưng cho tên địch nằm bắn

- Cự ly bắn: 100m

- Tính chất Mục tiêu: Mục tiêu cố định

- Tư thế: Nằm bắn có tì

Phương án tập bắn


Hình 86: Nằm bắn có tì

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

2.4.3. Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm

- Cách chọn thước ngắm

Căn cứ:

+ Độ cao đường đạn.

+ Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

+ Điều kiện khí tượng (mưa, gió...).

Cách chọn: Khi chọn thước ngắm có thể chọn theo 2 cách:

+ Thước ngắm tương ứng cự ly bắn.

+ Thước ngắm lớn hơn cự ly bắn.

- Cách chọn điểm ngắm:

Căn cứ:

+ Thước ngắm đã chọn.

+ Độ cao đường đạn khi bắn ở cự ly đó.

+ Tính chất mục tiêu (to, rõ...).

+ Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

+ Điều kiện khí tượng (mưa, gió...).

Cách chọn: Với mục tiêu phương án tập trên thường chọn như sau:

+ Bia số 4:  Chính giữa mép dưới mục tiêu.

Ví dụ: Dùng súng tiểu liên AK bắn vào mục tiêu bia số 4 cự ly 100m, chọn thước ngắm 3 (thước ngắm lớn hơn cự ly bắn), điểm ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

Vì: Thước ngắm 3 ở cự ly 100m đường đạn cao hơn so với điểm ngắm đối với súng AK khoảnh 25 - 28cm, từ mép dưới mục tiêu lên tâm của vòng 10 bia số 4 khoảng 23 cm, như  vậy đạn vẫn trúng vào vòng 10 trên mục tiêu.

    Đối với súng trường CKC: Thước ngắm 3 ở cự ly 100m đường đạn cao hơn so với điểm ngắm là 25cm, từ mép dưới mục tiêu lên tâm của vòng 10 bia số 4 khoảng 23 cm, như  vậy đạn trúng vào vòng 10 trên mục tiêu.

Kết luận: Bài bắn này ta chọn như sau: Với mục tiêu bia số 4 lấy thước ngắm 3, ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

Chú ý: Có thể vận dụng lấy thước ngắm 1 ngắm đâu trúng đó, nhưng xác định điểm ngắm trên mục tiêu khó chính xác hơn so với ngắm chính giữa mép dưới mục tiêu.

2.4.4. Thực hành tập bắn

- Trước khi tập: Người tập mang đeo trang bị đầy đủ ở tuyến chuẩn bị, khi có lệnh vận động vào tuyến xuất phát làm động tác chuẩn bị bắn.

- Có khẩu lệnh: “Tiến”; người tập nhanh chóng cơ động lên tuyến tập bắn đã xác định, làm động tác chuẩn bị bắn vào mục tiêu bia số 4.

- Khi có khẩu lệnh: “Bắn”; người tập làm động tác nằm bắn vào mục tiêu bia số 4 từ 3-5 lần, tùy theo mức quy định trong kế hoạch tập của người phụ trách tiếp tục cho tập lần tiếp theo hoặc đổi tập cho bộ phận khác. 

 - Khi có khẩu lệnh: “Thôi tập!”; người tập thôi tập, khám súng, quay về vị trí phía sau chờ đợi tiếp tục tập lần tiếp theo.

2.4.5. Điều kiện kiểm tra và thành tích

- Điều kiện

+ Mục tiêu: bia số 4 

+ Cự li bắn: 100m

+ Số đạn K56: 3 viên

+ Tư thế bắn: nằm bắn có tì

+ Phương pháp bắn: phát một

+ Thời gian bắn: 5 phút

- Thành tích

+ Xuất sắc: 28 - 30 điểm

+ Giỏi: 25 - 27 điểm

+ Khá: 20 - 24 điểm

+ Trung bình khá: 17 - 19 điểm

+ Trung bình: 15 - 16 điểm

2.4.6. Kế hoạch luyện tập

Xây dựng kế hoạch luyện tập phải dựa trên quỹ thời gian, đối tượng huấn luyện để xác lập nội dung, tổ chức, phương pháp cho sát đối tượng. 

3. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn cần 97 Việt Nam và Lựu đạn -1

2.1. Quy tắc chung sử dụng lựu đạn

2.1.1. Sử dụng, giữ gìn lựu đạn thật

- Sử dụng lựu đạn

+ Chỉ những người đã được huấn luyện nắm vững tính năng cấu tạo của lựu đạn mới được sử dụng lựu đạn. Chỉ sử dụng lựu đạn khi đã kiểm tra chất lượng.

+ Sử dụng lựu đạn theo lệnh của người chỉ huy hoặc theo nhiệm vụ hợp đồng chiến đấu.

+ Tùy theo địa hình địa vật và tình hình địch để vận dụng các tư thế ném cho phù hợp, bảo đảm tiêu diệt địch, giữ an toàn cho mình và đồng đội.

- Giữ gìn lựu đạn

+ Lựu đạn phải để nơi quy định, khô ráo, thoáng gió, không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, vật dễ cháy.

+ Không để rơi, không va chạm mạnh.

+ Các loại lựu đạn bộ phận gây nổ để riêng, chỉ khi dùng mới lắp vào lựu đạn. Khi mang, đeo lựu đạn không móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.

2.1.2. Sử dụng lựu đạn trong huấn luyện

- Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện.

- Không sử dụng lựu đạn tập để đùa nghịch hoặc tập không có tổ chức.

- Khi luyện tập cấm ném lựu đạn trực tiếp vào người, không đứng đối diện để ném lựu đạn vào nhau. Người nhặt lựu đạn và người kiểm tra kết quả ném lựu đạn phải đứng về một bên, luôn theo dõi hướng bay của lựu đạn, đề phòng nguy hiểm. Nhặt lựu đạn xong phải đem về vị trí không được ném trả lại.

2.2. Tư thế động tác ném lựu đạn

2.2.1. Đứng ném lựu đạn

- Trường hợp: Đứng ném lựu đạn thường được dùng trong trường hợp địch và địa hình cho phép, có thể đứng tại chỗ ném hoặc ném khi đang vận động. Tư thế đứng ném là tư thế ném được xa nhất.

-  Động tác

+ Chuẩn bị: Tay trái cầm súng (cầm khoảng dưới ốp che tay) xách súng lên ngang tầm thắt lưng mũi súng chếch lên trên. Nếu địa hình cho phép, có thể dựa súng vào vật chắn bên trái phía trước, mặt súng quay sang phải. Tay phải lấy lựu đạn ra, bàn tay phải nắm lựu đạn (các ngón con choàng lên cần bẩy), tay trái bẻ thẳng chốt an toàn (nếu là ngòi nổ -1), ngón trỏ móc vào vòng kéo, kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn. Khi rút chốt an toàn phải rút thẳng theo hướng trục lỗ hoặc vừa xoay vừa rút chốt an toàn (nếu là ngòi lựu cần 97).

 


Hình 87: Chuẩn bị ném lựu đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

+ Động tác ném: 

 


Hình 88: Đứng ném lựu đạn

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh, dùng cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Cử động 1: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, lấy mũi bàn chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải (gót trái kiễng), người hơi cúi về phía trước, gối trái khuỵu, chân phải thẳng.

Cử động 2: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau để lấy đà, người ngả về phía sau, chân trái thẳng, gối phải hơi chùng.

 Cử động 3: Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải để ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 450 (hợp với mặt phẳng ngang), thì buông lựu đạn ra đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay trái đưa súng về phía sau cho cân bằng và bảo đảm an toàn. Chân phải theo đà bước lên một bước dài, tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.

2.2.2. Ném lựu đạn khi đang vận động

- Trường hợp vận dụng

Động tác này vận dụng khi đang xung phong, vừa chạy, vừa ném để tranh thủ thời cơ tiêu diệt địch.

- Động tác

Vừa chạy vừa chuyển súng từ tay phải sang tay trái, tay phải lấy lựu đạn ra (cách cầm lựu dạn như khi dứng ném), tay trái rút chốt an toàn. Chân phải bước lên chùng lại để ghim đà chạy, bàn chân chếch sang phải. Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới, sang phải, về sau hết cỡ. Chân trái bước lên, mũi bàn chân thẳng hướng mục tiêu, khi mũi bàn chân chạm đất, chân phải khuỵu xuống ngả người vể sau lấy đà. Dùng sức bật của chân, sức rướn của thân người và sức vút của cánh tay ném lựu đạn vào mục tiêu. Chân phải theo đà bước lên, hai tay nâng súng tiếp tục tiến.

Chú ý

- Ngoài những điểm chú ý như khi đứng ném tại chỗ, còn phải biết lợi dụng đà vận động để ném được xa, mỗi cử động phải thực hiện liên tục, nếu không sẽ mất đà.

- Phải phối hợp đúng bước chân, biết ghìm đà khi bước chân phải lên, khi chân trái vừa chạm đất là kết hợp sức toàn thân ném lựu đạn đúng thời cơ.

2.3. Một số động tác bổ trợ cho tập ném lựu đạn

2.3.1. Tập sức vút của tay và sức rướn của thân người

Người tập đứng (chân phải sau, chân trái trước), tay phải cầm lựu đạn đưa lựu đạn xuống dưới, về sau hết cỡ rồi dùng sức vút của cánh tay kết hợp sức rướn của thân người ném lựu đạn xuống trước mặt xa 3  5m làm từ 5  7 lần.

Người tập đứng trước (chân trái trước, chân phải sau), tay phải giơ lên trên đầu ra sau, người phục vụ đứng sau người tập (chân trái trước, chân phải sau) tay phải cầm và kéo tay phải người tập, tay trái đẩy vai trái người tập, người tập dùng sức kéo tay phải về phía trước đồng thời xoay bả vai phải.

Người tập ngồi xổm phía trước, hai tay giơ ngang đầu. Người phục vụ đứng sau (chân trái trước, chân phải sau), hai tay cầm hai tay người tập ghìm xuống. Người  tập dùng sức đẩy tay người phục vụ, vừa đưa thẳng lên đầu vừa kết hợp đứng dậy 

Dùng dây cao su, hoặc dây thừng buộc ghim một đầu xuống đất, người tập đứng quay lưng về phía dây (một chân trước một chân sau). Tay nắm chắc một đầu dây, dùng sức rướn của toàn thân kéo mạnh tay về phía trước, người hơi cong về phía sau.

Hai tay cầm vật nặng (gỗ đá ...) đưa vật nặng lên đầu, về sau lấy đà. Dùng sức nhún toàn thân đẩy vật nặng về phía trước. Cũng làm động tác như trên bằng một tay.

2.3.2. Tập cơ bụng

Hai người đứng giáp lưng vào nhau. Người phục vụ hạ thấp người xuống cho người tập đặt lưng (phần giữa lưng) lên trên, hai tay cầm hai tay người tập về phía trước và kết hợp đứng dậy.

Người tập nằm sấp, hai tay mở rộng, hai bàn chân sát vào nhau, mũi bàn chân chống xuống đất, dùng sức nhấc nửa thân người trên lên. Nếu có người phục vụ thì người phục vụ ngồi phía sau đè và giữ chặt chân người tập 

Người tập nằm ngửa, hai chân thẳng khép lại, từ từ nhấc thân trên dậy (chân vẫn giữ nguyên không được nhấc lên) và cúi gập người về phía trước, hai tay thẳng với chạm đầu ngón chân 

Nếu có người phục vụ thì người phục vụ ngồi phía trước đè và giữ hai chân người tập.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày tác dụng, tính năng chiến đấu các loại súng AK, CKC, RPĐ, B41, lựu đạn -1 và lựu đạn cần 97 Việt Nam?

2. Trình bày cấu tạo chính của súng AK, CKC, RPĐ, B41, lựu đạn -1 và lựu đạn cần 97 Việt Nam?

3. Thực hành kỹ thuật tháo và lắp súng AK, CKC, RPĐ, B41?

4. Thực hành kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC?

5. Thực hành kỹ thuật sử dụng lựu đạn -1 và lựu đạn cần 97 Việt Nam?

BÀI 13: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

1. Cầm máu tạm thời

1.1.  Mục đích

Cầm máu tạm thời bằng những biện pháp đơn giản nhằm mục đích nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu, phòng chống được các biến chứng xấu do mất nhiều máu.

1.2.  Nguyên tắc cầm máu tạm thời

- Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu

Các vết thương ít nhiều đều có chảy máu, nhất là tổn thương các mạch máu lớn, máu chảy rất nhiều, cần phải khẩn trương làm ngừng máu chảy, nếu không mỗi giây phút chậm là thêm một khối lượng máu mất đi, sẽ có nguy cơ dẫn đến choáng hoặc chết do mất máu.

- Phải sử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương

Các biện pháp cầm máu tạm thời phải tùy thuộc vào tính chất chảy máu để áp dụng các biện pháp kỹ thuật cầm máu phù hợp, xử trí đúng chỉ định theo yêu cầu của từng vết thương.

- Phải đúng quy trình kỹ thuật

Các biện pháp cầm máu tạm thời đều có quy trình kỹ thuật nhất định. Tiến hành cầm máu phải đúng kỹ thuật mới có thể đem lại hiệu quả cao.

1.3.  Phân biệt các loại chảy máu 

Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương, có thể chia thành 3 loại chảy máu sau:

- Chảy máu mao mạch (các mạch máu rất nhỏ)

Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít, có thể tự cầm sau thời gian ngắn.

- Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ

Màu máu đỏ thẫm, chảy rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm, nhanh chóng hình thành các cục máu bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Tuy nhiên nếu tổn thương các tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cảm, tĩnh mạch dưới đòn...) sẽ gây chảy máu ồ ạt và nguy hiểm.

- Chảy máu động mạch

Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia (theo nhịp tim đập) hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên, lượng máu tùy theo mức độ tổn thương của động mạch.

Thực tế rất ít xảy ra chảy máu đơn thuần mao mạch, tĩnh mạch do vậy cần thận trọng nhanh chóng xác định tính chất chảy máu mao mạch, tĩnh mạch hay động mạch để quyết định biện pháp cầm máu thích hợp và kịp thời.

1.4.  Các biện pháp cầm máu tạm thời

Cầm máu tạm thời ngay sau khi bị thương không nhất thiết do cán bộ y tế làm, bản thân người bị thương có thể tự làm hoặc những người xung quanh trực tiếp làm. Các biện pháp cầm máu tạm thời gồm:

- Gấp chi tối đa

Gấp chi tối đa là biện pháp cầm máu thời, đơn giản, hiệu quả, mọi người đều có thể tự làm được. Khi chi gấp mạnh, các mạch máu cũng bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. 

Gấp chi tối đa không giữ được lâu do phải gấp chi mạnh nên dễ mỏi. Trường hợp có gãy xương kèm theo không thực hiện được gấp chi tối đa. Vì vậy gấp chi tối đa chỉ là biện pháp cầm máu tạm thời, sau đó cần phải bổ sung bằng biện pháp cầm máu khác.

+ Gấp cẳng tay vào cánh tay: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay và cẳng tay, phải gấp ngay thật mạnh cẳng tay vào cánh tay. Khi giữ lâu để chuyển người bị thương về các tuyến cứu chữa, cần phải cố định tư thế gấp bằng một vài vòng băng hoặc dây thắt lưng ghì chặt cổ tay vào phần trên cánh ta.


 Hình 1: Gấp cẳng tay vào cánh tay

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Gấp cánh tay vào thân người (có con chèn): Khi chảy máu nhiều do tổn thương động mạch cánh tay, sử dụng một con chèn là một khúc gỗ tròn đường kính 45cm, hay cuộn băng hoặc bất kỳ một vật rắn tương tự kẹp chặt vào nách ở phía trên chỗ chảy máu, cố định cánh tay vào thân người bằng vài vòng băng.

 


Hình 2: Gấp cánh tay vào thân người có con chèn

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Gấp cẳng chân vào thân đùi: Khi chảy máu quá nhiều ở bàn chân và cẳng chân, người bị thương nằm ngửa hoặc ngồi, dùng hai bàn tay kéo mạnh cẳng chân ép vào đùi. Muốn chắc chắn có thể đệm một cuộn băng vào nếp khoeo rồi cố định cổ chân vào đùi bằng một vòng băng.

 


Hình 3: Gấp cẳng chân vào đùi

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Gấp đùi vào thân người: Khi chảy máu nhiều ở đùi, người bị thương nằm ngửa, dùng hai tay kéo mạnh đầu gối để ép chặt đùi vào thân người. Có thể cuốn vào vòng băng hoặc dùng dây lưng để cố định đùi vào thân người. Động mạch đùi bị gấp và bị ép chặt ở nếp bẹn làm cho máu ngừng chảy hoặc chảy yếu.

 


Hình 4: Gấp đùi vào thân người

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Ấn động mạch

Ấn động mạch để cầm máu tạm thời là dùng ngón tay (ngón tay cái hoặc các ngón khác hay cả nắm tay) ấn đè vào phía trên vết thương làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nền xương làm máu ngừng chảy. Ấn động mạch có tác dụng cầm máu nhanh, ít gây đau đớn, không gây tai biến nguy hiểm cho người bị thương nhưng đòi hỏi người làm phải nắm chắc kiến thức giải phẫu về đường đi của mạch máu.

Ấn động mạch không giữ được lâu vì mỏi tay người ấn, do vậy chỉ là biện pháp cầm máu tạm thời, sau đó phải thay thế ngay bằng các biện pháp khác.

Một số điểm chính khi ấn động mạch trên cơ thể: 

+ Ấn động mạch trụ và quay ở cổ tay: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay, dùng ngón cái ấn vào động mạch trụ và quay ở phía trên cổ tay, cách bờ trong (động mạch trụ) và bờ ngoài (động mạch quay) cẳng tay 1,5cm.

+ Ấn động mạch cánh tay ở mặt trong cánh tay: Khi chảy máu nhiều ở cẳng tay, cánh tay, dùng ngón cái hoặc bốn ngón ấn mạnh vào mặt trong cánh tay ở phía trên vết thương. Nếu ở cao, ấn sâu vào động mạch nách ở đỉnh hố nách.

 


Hình 5: Ấn động mạch cánh tay

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Ấn động mạch dưới tay đòn: Khi máu chảy nhiều ở hố nách, dùng ngón cái ấn mạnh và sâu ở hố trên đòn sát giữa bờ sau xương đòn làm động mạch ép chặt vào xương sườn, máu sẽ ngừng chảy.

 


Hình 6: Ấn động mạch dưới đòn


(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Ấn động mạch đùi nếp bẹn: Đặt người bị thương nằm ngửa, dùng hai tay ấn thật mạnh vào giữa nếp bẹn, các ngón khác ôm lấp mặt ngoài và mặt trong đùi, có thể dùng một cuộn băng đặt vào giữa nếp bẹn rồi ấn chặt, máu ngừng chảy.

 


Hình 7: Ấn động mạch đùi

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Ấn động mạch cảnh ở cổ: Khi cháy máu nhiều ở vùng cổ, dùng ngón tay cái ấn mạnh vào cổ, phía dưới vết thương, theo bờ trước của cơ ức đòn chũm. Có thể dùng 5 ngón tay bóp vào cơ ức đòn chũm và động mạch cảnh để cầm máu.

 


Hình 8: Ấn động mạch cảnh

          a. Ấn bằng ngón cái                       b. Ấn bằng bốn ngón                                                 

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Ấn động mạch mặt

Khi chảy máu nhiều ở vùng má dùng ngón cái ấn mạnh vào động mạch ở cằm, điểm ấn ở bờ dưới, cách góc xương hàm dưới khoảng 3cm.  


 Hình 9 : Ấn động mạch mặt

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Ấn động mạch thái dương nông

Khi máu chảy nhiều ở vùng thái dương ấn vào động mạch thái dương nông ở vùng trước tai.

 


Hình 10: Ấn động mạch thái dương nông

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Băng cầm máu

+ Băng ép

Là phương pháp băng vết thương với các vòng băng xiết tương đối chặt, đè mạnh vào bộ phận bị tổn thương tạo điều kiện cho việc nhanh chóng hình thành các cục máu làm ngừng chảy ra ngoài, đồng thời giữ cho vết thương không bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn. 

Băng ép thường áp dụng cho các vết thương đứt động mạch nhỏ, vết thương phần mềm rộng, vết thương bàn tay...

Thứ tự băng ép:

Đặt một lớp gạc và bông hút phủ kín vết thương.

Đặt một lớp bông mỡ phủ đầu trên lớp bông gạc.

Băng theo kiểu xoắn vòng hoặc số 8 (nên dùng loại băng thun vì loại băng này có tính chun giãn tốt).

+ Băng nút

Băng nút là băng ép, có dùng thêm bấc, gạc đã triệt khuẩn, nhét chặt vào miệng vết thương, tạo thành cái nút để cầm máu. Nút càng chặt làm tăng sức đè ép vào các mạch máu, tác dụng cầm máu càng tốt. Băng nút thường áp dụng cho vết thương phần mềm rộng ở các khối cơ lớn như cơ mông, cơ đùi...

+ Băng chèn

Băng chèn là kiểu đè ép như ấn động mạch có sử dụng một vật cứng tròn, nhẵn không sắc cạnh, gọi là con chèn như cành cây nhỏ dài khoảng 2cm, lọ penixilin hoặc cuộn băng... Con chèn được đặt vào vị trí trên đường đi của động mạch giữa vết thương và tim, càng sát vết thương càng tốt, sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt.

Hình 11: Băng chèn ở hố nách            Hình 12: Băng chèn ở cánh tay

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

   Hình 13: Băng chèn ở hõm khoeo                 Hình 14: Băng chèn ở cổ chân

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

- Garô

Garô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợi dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi, máu sẽ không chảy ra ở miệng vết thương.

Do sự ngừng lưu thông máu trong thời gian rất dễ xảy ra tai biến nguy hiểm. Vì vậy phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định garô trong các trường hợp vết thương có chảy máu. 

+ Chỉ định garô: Garô được phép làm trong một số trường hợp sau đây:

Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phân thành tia hoặc trào ra vết thương.

Vết thương bị cắt cụt tự nhiên.

Vết thương phần mềm hoặc gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch đã cầm máu bằng biện pháp tạm thời khác không hiệu quả.

Người bị thương hoặc người xung quanh không biết làm băng chèn.

Bị rắn độc cắn, ngăn cản chất độc xâm nhập vào cơ thể.

+ Nguyên tắc khi đặt garô: Garô là biện pháp cầm máu nhanh, đơn giản và triệt để, nhưng dễ gây tai biến nguy hiểm. Vì vậy khi đặt garô cần phải theo nguyên tắc sau:

Phải đặt garô ngay sát phía trên vết thương và để lộ garô ra ngoài. 

Người bị đặt garô phải được nhanh chóng chuyển về các tuyến cứu chữa, trên đường vận chuyển cứ 1 giờ phải nới garô một lần, không để garô lâu quá 34 giờ.

Phải chấp hành triệt để những quy định về garô

Có ký hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo bên trái.

Ghi chép đầy đủ thủ tục hành chính như: họ tên, địa chỉ người bị garô, thời gian bắt đầu đặt garô, thời gian nới garô lần 1, lần 2; họ tên, địa chỉ người garô...để giúp các tuyến trên theo dõi và xử trí.

+ Cách đặt garô: Dây garô thường dùng sợi dây cao su to bản (3 4cm) mỏng và đàn hồi tốt. Trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng bất kỳ dây khác như: cuộn băng, dây cao su tròn, quai dép, khăn tay...để garô nhưng các loại dây này dễ làm da, cơ dập nát, gây đau người bị thương.

+ Thứ tự động tác đặt garô:

Ấn động mạch phía trên vết thương để cầm máu tạm thời.

Lót vải gạc vào chỗ định garô.

Không thấy chảy máu ở vết thương là được. Không xoắn quá chặt sẽ làm người bị thương đau và căng tức.

Cố định que xoắn.

Băng vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết.

+ Cách nới garô

Một người ấn động mạch phía trên garô.

Một người nới dây garô, nới từ từ. Vừa nới vừa theo dõi sắc mặt người bị thương, tình hình chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi dưới garô.

Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương phải ấn động mạch ngay.

Nếu thấy sắc mặt người bị thương thay đổi đột ngọt tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại.

Nếu khi nới garô không thấy máu chảy nhiều từ vết thương có thể không cần thắt lại garô, nhưng vẫn để tại vị trí cũ sẵn sàng buộc lại. 

+ Đặt lại garô: 

Thời gian nới garô khoảng 45 phút sau đó đặt garô lại ngay. Khi garô lại không đặt ở chỗ cũ, có thể nhích lên hoặc xuống một ít tránh gây lằn da thịt và thiếu máu kéo dài tại chỗ đặt garô.

+ Một số trường hợp không nới garô: 

Chi đã bị cụt tự nhiên. 

Đoạn chi phần dưới garô có dấu hiệu hoại tử... không được nới garô để tránh xảy ra tai biến nguy hiểm; 

 Garô trong trường hợp bị rắn cắn.

 


Hình 15: Garô động mạch cánh tay

a. Đặt gạc và dây garô; b, c. xoắn và buộc garô

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

2. Cố định tạm thời xương gãy

2.1. Mục đích

Những vết thương có gãy xương trong chiến tranh hay do các tai nạn bất thường, tổn thương thường phức tạp như: 

- Xương bị gãy rạn, gãy chưa rời hẳn (gãy cành xanh), gãy rời thành hai hay nhiều mảnh hoặc có thể mất từng đoạn xương.

- Da, thịt bị dập nát nhiều, mạch máu, thần kinh xung quanh bị tổn thương. 

- Thêm những tổn thương mới do các đầu xương gãy di động trong quá trình vận chuyển gây nên.

- Gây choáng do đau đớn, mất máu

- Nhiễm khuẩn vết thương.

Vì vậy cố định tạm thời gãy xương nhằm giữ cho chỗ gãy được tương đối yên tĩnh để vận chuyển lên các tuyến an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cứu chữa tiếp theo.

2.2. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy

- Nẹp phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới chỗ gãy; các xương lớn như xương đùi, cột sống... phải cố định từ 3 khớp trở lên.

- Nẹp phải đệm, lót bằng bông mỡ, gạc hoặc vải mềm tại những chỗ tiếp xúc giữa nẹp và cơ thể người bị thương để không gây thêm các tổn thương khác. Khi cố định không cần cởi quần áo của người bị thương vì quần áo có tác dụng tăng cường đệm lót cho nẹp.

- Không co kéo, nắn chỉnh chỗ gãy tránh gây tai biến nguy hiểm cho người bị thương. Nếu điều kiện cho phép, có thể nhẹ nhàng kéo, chỉnh lại trục chi bớt biến dạng sau khi đã được giảm đau.

- Băng cố định nẹp vào chi phải tương đối chắc chắn, không để nẹp xộc xệch, nhưng không quá chặt gây cản trở lưu thông máu của chi.

2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy

Thao tác cố định tạm thời xương gãy tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi mọi người phải thuần thục kỹ thuật cố định, đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khi cấp cứu.  

- Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy

+ Nẹp tre hoặc gỗ: 

Nẹp tre hoặc gỗ là nẹp được dùng rất phổ biến, dễ làm, dễ kiếm đủ độ cứng, dễ cố định.

Bộ nẹp cánh tay: dùng 2 nẹp, chiều rộng 5cm, dài tùy theo vị trí đặt nẹp. Nẹp trong dài 20 cm (từ hố nách tới nếp khuỷu); nẹp ngoài dài 35 cm (từ ngoài vai xuống tới khuỷu)

Bộ nẹp cẳng tay: 2 nẹp, rộng 5cm, dày 0,5 cm. Nẹp trong dài 35 cm (từ nếp khuỷu xuống vượt quá bàn tay, ngón tay), nẹp ngoài dài 30cm (từ xuống vượt quá ngón tay). 

Bộ nẹp cẳng chân: 2 hoặc 3 nẹp, rộng 5 6cm, dài 60cm

Bộ nẹp đùi: 3 nẹp, dày 0,8cm, rộng 7 8cm. Nẹp ngoài dài 120cm (từ ngoài hố nách tới bờ ngoài mắt cá chân), nẹp sau dài 100cm (từ trên mào chậu xuống quá gót chân), nẹp trong dài 80cm (từ nếp bẹn đến quá mặt trong mắt cá chân).

 


Hình 16: Bộ nẹp đùi bằng gỗ

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Nẹp sắt Crame: Nẹp Crame làm bằng thép, hình bậc thang, có thể uốn nẹp theo tư thế cần cố định hoặc nối hai nẹp với nhau khi cần một nẹp dài. Nẹp Crame cố định tốt hơn nẹp tre nhưng đắt và nặng hơn, do vậy ít được sử dụng để cố định tạm thời xương gãy ngay tại nơi bị thương, bị nạn 

 


Hình 17: Nẹp sắt Crame

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Ngoài những loại nẹp chuẩn bị sẵn hoặc chế thức có thể vận dụng một số vật chất tại chỗ để cố định gãy xương như: Cành cây, gậy gỗ, đòn gánh...có thể buộc chi trên vào thân người hoặc buộc hai chi dưới vào nhau.

- Kỹ thuật cố định tạm thời một số trường hợp gãy xương

Các vết thương gãy xương hở, phải cầm máu cho vết thương, băng kín vết thương, sau đó mới đặt nẹp cố định xương gãy.

+ Cố định tạm thời gãy xương bàn tay, khớp cổ tay: Dùng một nẹp tre to bản hoặc nẹp Crame.

Đặt một cuộn băng to hoặc một cuộn bông gòn vào lòng bàn tay, để bàn tay ở tư thế nửa sấp, các ngón tay ở tư thế nửa gấp.

Đặt nẹp tre hoặc nẹp Crame thẳng từ bàn tay đến khuỷu tay.

Băng cố định bàn tay, cẳng tay vào nẹp, để hở các đầu ngón tay tiện theo dõi sự lưu thông máu.

Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900  

 


Hình 18: Cố định xương bàn tay

a. Đặt cuộn băng và nẹp; b. Băng cố định

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Cố định tạm thời gãy xương cẳng tay: Dùng 2 nẹp tre hoặc nẹp Crame.

Cố định bằng nẹp tre

Đặt nẹp ngắn ở mặt trước cẳng tay (phía lòng bàn tay) từ bàn tay đến nếp khuỷu, cẳng tay ở tư thế gấp 900.

Đặt nẹp dài ở mặt sau cẳng tay (phía mu bàn tay) từ khớp ngón tay đến mỏm khuỷu.

Buộc cố định hai đoạn: một đoạn ở cổ tay và bàn tay, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu.

Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.

 


Hình 19: Cố định xương cẳng tay bằng nẹp tre

a. Đặt nẹp; b. Buộc cố định; c. Treo cẳng tay

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Cố định bằng nẹp Crame

Uốn nẹp gấp 900 

Đặt nẹp Crame vào mặt sau cánh tay, cẳng tay từ khớp bàn tay đến giữa cánh tay.

Dùng băng cuốn xoắn vòng từ bàn tay đến giữa cẳng tay để cố định cẳng tay, cánh tay vào nẹp.

Dùng khăn tay tam giác hoặc băng treo cẳng tay.

 


Hình 20: Cố định gãy xương cẳng tay bằng nẹp Crame

a. Uốn nẹp gấp 900; b, c. Đặt cuốn băng; d. Treo cẳng tay

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Cố định tạm thời gãy xương cánh tay: Dùng hai nẹp tre hoặc nẹp Crame.

Cố định bằng nẹp tre

 Đặt nẹp ngắn ở mặt trong cánh tay từ nếp khuỷu đến hố nách.

 Đặt nẹp dài ở mặt ngoài cánh tay từ mỏm khuỷu đến mỏm vai.

 Buộc một đoạn ở một phần ba trên cánh tay và khớp vai, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu để cố định cánh tay vào nẹp.

. Dùng băng tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900 và cuốn vài vòng băng buộc cánh tay vào thân người. 

 


Hình 21: Cố định gãy xương cánh tay bằng nẹp tre

a. Đặt nẹp tre; b. Băng cố định; c. Treo và buộc cánh tay

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Cố định bằng nẹp Crame

Đặt cẳng tay vuông góc với cánh tay ở tư thế cánh tay nửa sấp sát vào thân người, dùng cuộn băng hoặc cuộn bông lót vào nách.

Uốn nẹp theo tư thế của chi đi từ cổ tay vòng qua mặt ngoài cánh tay uốn ra sau lưng tới mặt sau xương bả vai chi lành.

Dùng cuộn băng buộc đầu trên với đầu dưới của nẹp, dải băng từ trước, ra sau thân người. Cuốn nhiều vòng băng để cố định nẹp vào chi và thân người.

 


Hình 22: Cố định gãy xương cánh tay bằng nẹp Crame

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Cố định tạm thời gãy xương cẳng chân: Dùng hai nẹp tre hoặc Crame

Cố định bằng nẹp tre:

Đặt hai nẹp ở mặt trong và mặt ngoài cẳng chân gãy, từ gót lên tới giữa đùi. Nếu dùng 3 nẹp: 2 nẹp đặt như trên, nẹp thứ 3 đặt mặt sau cẳng chân.

Đặt bông đệm lót vào các đầu xương.

Buộc cố định nẹp ở 3 vị trí: Vì trí 1 ở cổ và bàn chân, vị trí 2 ở trên và dưới gối, vị trí 3 ở giữa đùi cố định chi gãy vào nẹp

 


Hình 23: Cố định gãy xương cẳng chân bằng nẹp tre

a. Đặt nẹp tre; b. Buộc cố định;

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Cố định bằng nẹp Crame

Đặt một nẹp Crame ở mặt sau của chi kéo dài từ giữa đùi đến gót chân, bẻ nẹp vuông góc với bàn chân tới ngón chân.

Đặt bông đệm lót rồi băng cố định cẳng chân vào nẹp ở 3 vị trí như cố định bằng nẹp tre.



 Hình 24: Cố định gãy xương cẳng chân bằng Came

a. Đặt nẹp; b. Buộc cố định

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Không dùng nẹp: Trường hợp không có nẹp có thể cố định tạm thời gãy xương cẳng chân bằng cách buộc vào chi lành ở cổ chân, gối và đùi, trước khi vận chuyển.

+ Cố định tạm thời gãy xương đùi: Dùng ba nẹp tre hoặc ba nẹp Crame

Cố định bằng nẹp tre:

Đặt nẹp sau từ ngang thắt lưng (trên mào xương chậu) đến gót chân.

Đặt nẹp ngoài từ hố nách đến qua gót chân.

Đặt nẹp sau từ nếp bẹn đến qua gót chân.

Dùng bông đệm lót vào các đầu xương.

Buộc cố định nẹp vào chi ở bàn chân, cổ chân, trên và dưới gối, bẹn,  ngang thắt lưng, hố nách.

 


Hình 25: Cố định gãy xương đùi bằng nẹp tre

a. Đặt nẹp; b. Băng cố định

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Cố định bằng nẹp Crame: tương tự như cố định bằng nẹp tre.

Đối với các trường hợp gãy xương đùi, mặc dù đã được cố định đều phải vận chuyển bằng cáng cứng.

3. Hô hấp nhân tạo

Hô hấp nhân tạo là biện pháp làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí trong phổi ra ngoài để thay thế cho quá trình hô hấp tự nhiên khi người bị nạn ngạt thở.

3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở

Ngạt thở là biểu hiện của thiếu ôxi, có thể thiếu ôxi ở phổi, có thể thiếu ôxi trong máu và tế bào, nhất là tế bào thần kinh, làm cho các tế bào bị tê liệt rồi chết.

Ngạt thở thường xảy ra trong một số trường hợp sau:

- Do chết đuối (ngạt nước): Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm sau 23 phút sẽ ngạt thở.

- Do vùi lấp: Khi bị sập hầm, đổ nhà cửa đất cát vùi lấp... ngực bị đè ép, mũi miệng bị đất cát nhét kín nhanh chóng gây ngạt thở.

- Do hít phải khí độc: 

+ Kẻ địch có thể sử dụng một số chất khí độc để gây ngạt như: Clorua xianogien, axit xianhirit (HCN), phôt-pho-gien và đi-phôt-gien...

+ Những người ở lâu trong các khu vực chật hẹp, hầm kín thường xuyên thiếu không khí, hay những người làm việc trong khu vực tiếp xúc với chất độc, thiếu phương tiện bảo hộ hoặc có nhưng người lao động vi phạm các quy tắc bảo đảm an toàn độc hại, có thể hít phải một số chất độc như: oxit cacbon (CO)...dễ gây ngạt thở.

- Do tắc nghẽn đường hô hấp trên: Người bị bóp cổ, người thắt cổ, người bị nạn có nhiều đờm, dãi, máu, các chất nôn...ùn tắc đường hô hấp trên gây ngạt thở.

Người bị ngạt thở thường nằm yên, không cử động, không tỉnh, hoạt động hô hấp ngừng, lồng ngực thành bụng bất động, sắc mặt trắng nhợt hoặc tím tái, chân tay lạnh giá, tim ngừng đập, mạch không sờ thấy, đặt sợi bông vào trước mũi không chuyển động.

3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu

Yêu cầu: “Cấp cứu nhanh, khẩn trương, kiên trì và thành thạo trong kỹ thuật”.

- Những biện pháp cần làm ngay

+ Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt: Bới đất cát cho người bị vùi lấp, với người chết đuối, đưa người bị nhiễm độc ra nơi an toàn (phải có phương tiện bảo vệ cho người cấp cứu), để người bị nạn tại nơi thông thoáng, tránh tập trung đông người, nhanh chóng gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu lưu động.

+ Khai thông đường hô hấp trên: 

Lau chùi, móc đất cát, đờm dãi...ở mũi miệng, cần thiết phải hút trực tiếp bằng miệng.

Nới tháo bỏ quần áo, các dây nịt, thắt lưng, dây thắt cổ để người bị nạn dễ có thể tự thở được.

- Hô hấp nhân tạo

+  Thổi ngạt:

Người bị nạn nằm ngửa, kê một chiếc gối hoặc chăn, màn...dưới gáy cho đầu hơi ngửa ra sau.

Người cấp cứu quỳ bên trái sát ngang vai người bị nạn, dùng một ngón tay cuốn miếng gạc hoặc vải sạch đưa vào trong miệng người bị nạn lau sạch đờm dãi, các chất nôn...Dùng một tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy mạnh cằm cho miệng há ra, hít một hơi thật dài, áp miệng mình vào sát miệng người bị nạn thổi mạnh. Làm liên tiếp với nhịp độ 15 20 lần/phút. Nếu phối hợp ép tim ngoài lồng ngực 1 lần thổi ngạt 45 lần ấn tim.

Hình 26: Thổi ngạt

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Ép tim ngoài lồng ngực:

Người cấp cứu quỳ bên cạnh ngang thắt lưng người bị nạn.

Đặt bàn tay trái chồng lên bàn tay trái, các ngón tay xen kẽ nhau, đè lên 1/3 dưới xương ức, các ngón tay chếch sang bên.

Ép mạnh bằng sức nặng cơ thể xuống xương ức người bị nạn với một lực vừa đủ để lồng ngực lún xuống 2 - 3 cm. Với trẻ nhỏ lực ép nhẹ hơn.

Sau mỗi lần ép thả lỏng tay cho ngực trở lại vị trí bình thường. Duy trì với nhịp độ 50 60 lần/phút

Trường hợp một người làm, duy trì 2 lần thổi ngạt 15 lần ép tim.

 


Hình 27: Ép tim ngoài lồng ngực

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

Trường hợp hai người làm: Người thổi ngạt quỳ bên trái, người ép tim quỳ bên phải người bị nạn và duy trì một lần thổi ngạt 5 lần ép tim.           

Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được, tim đập lại thì dừng.

Thổi ngạt ép tim ngoài lồng ngực không áp dụng với những người có tổn thương cột sống và gãy xương sườn.

+ Phương pháp Ninsen (Nielsen)

Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang một bên, gối lên hai bàn tay đã bắt chéo nhau lên đầu.

Người cấp cứu quỳ ở bên phía đầu đặt hai bàn tay lên hai bả vai người bị nạn.

Thì thở ra: Người cấp cứu hơi ngả về trước, hai cánh tay thẳng, ấn mạnh xuống hai bả vai người bị nạn rồi đột ngột buông lỏng tay làm cho không khí ở trong phổi ra ngoài.

Thì thở vào: Người cấp cứu cầm tay người bị nạn ở sát mỏm khuỷu kéo cánh tay lên trên và về phía đầu (không nhấc đầu lên) rồi đặt tay về tư thế ban đầu làm cho không khí ở ngoài vào phổi.

Làm với nhịp độ 1012 lần/phút


Hình 28: Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp NinSen

a. Thở ra; b. Thở vào

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Phương pháp Xinvetstơ 

Người bị nạn nằm ngửa đầu quay về một bên có chăn hoặc gối đệm dưới lưng.

Người cấp cứu quỳ ở phía đầu, nắm chặt lấy hai cổ tay người bị nạn.

Thì thở ra: Đưa hai cẳng tay người bị nạn gấp vào trước ngực, người cấp cứu hơi nhổm về phía trước, tay duỗi thẳng, ép mạnh để làm cho không khí ở trong phổi ra ngoài.

Thì thở vào: Người cấp cứu ngồi xuống đồng thời kéo hai cổ tay người bị nạn dang rộng ra tới chạm đầu rồi lại đưa trở về tư thế ban đầu làm cho không khí ở ngoài vào trong phổi.

Làm với nhịp độ 1012 lần/phút


Hình 29: Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp Xinvetstơ

a. Thở ra; b. Thở vào

(Nguồn; Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ trung cấp nghề. Tổng cục Dạy nghề, 2015).

+ Những việc làm đồng thời với hô hấp nhân tạo:

Bằng mọi cách kích thích lên người bị nạn: Chà xát mạnh khắp người, giật tóc mai, hoặc có điều kiện đốt quả bồ kết thổi khói vào hai lỗ mũi, nếu người bị nạn nấc sẽ có khả năng thở lại được.

Xoa dầu cao chống lạnh hoặc sưởi ấm.

Điều kiện cho phép có thể tiêm thuốc trợ tim.

- Những điểm chú ý khi làm hô hấp nhân tạo

+ Làm càng sớm càng tốt, kiên trì cho đến khi người bị nạn tự hô hấp tự nhiên. Thông thường làm trong thời gian 40 60 phút không có hiệu quả thì dừng.

+ Làm đúng nguyên tắc, lực đủ mạnh, giữ nhịp độ đều đặn mới thực sự  hữu hiệu.

+ Làm tại chỗ thông thoáng, nhưng không làm ở chỗ giá lạnh.

+ Không được hô hấp nhân tạo cho người bị nhiễm chất độc hoá học, bị sức ép, bị thương ở ngực, gãy xương sườn và tổn thương cột sống.

+ Không chuyển người bị ngạt thở về các tuyến khi hô hấp tự nhiên chưa hồi phục.

3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở

- Tiến triển tốt

Hô hấp dần dần hồi phục, người bị nạn nấc và bắt đầu thở, nhịp thở lúc đầu ngập ngừng, không đều và vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo theo nhịp thở của người bị nạn cho đến khi thở đều, sâu, môi và sắc mặt hồng trở lại.

- Tiến triển sấu

Chỉ ngừng hô hấp nhân tạo khi người bị nạn đã có dấu hiệu chết xuất hiện như:

+ Các mảng tím tái xuất hiện trên da ở những chỗ thấp.

+ Nhãn cầu mềm và nhiệt độ hậu môn dưới 250c.

+ Bắt đầu có hiện tượng cứng đờ của xác chết.

4. Kỹ thuật chuyển thương

Tùy theo địa hình thời tiết, tình trạng cụ thể của vết thương khoảng cách vận chuyển mà sử dụng phương tiện chuyển thương cho phù hợp

4.1. Mang vác bằng tay

Vận dụng để vận chuyển người bị thương ở cự ly gần như dìu người bị thương, bế người bị thương, cõng người bị thương.

4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng 

Là biện pháp phổ biến, thường dùng nhất đảm bảo thuận lợi và an toàn cho người bị thương.

- Những điểm chú ý khi vận chuyển người bị thương bằng cáng, võng

+ Phải theo dõi tình trạng toàn thân của người bị thương (như sắc mặt, hơi thở, mạch, huyết áp) để xứ lý kịp thời.

+ Người bị thương có ga rô phải thực hiện nới băng đúng quy định về thời gian

+ Bị thương ở hàm, cổ trước phải đặt nằm xấp (nếu nằm ngửa rất dễ bị ngạt thở do máu chảy vào đường hô hấp).

+ Bị thương ở bụng phải đặt nằm ngửa, chân hơi co để tạo áp lực trong ổ bụng, giảm thiểu các phủ tạng lòi ra ngoài.

+ Bị thương ở ngực phải đặt nằm ngửa nửa trên gần như tư thế ngồi để dễ thở.

+ Bị thương ở xương sống, vùng chậu phải vận chuyển bằng cáng cứng không dùng võng.

+ Khi khiêng thương binh bao giờ cũng phải đưa đầu đi trước.

+ Khi leo núi đầu thương binh bao giờ cũng phải cao hơn chân (nếu là cáng cứng phải bảo đảm cân bằng) thăng bằng.

+ Tuyệt đối không để ngã, rớt thương binh khi đặt cáng, võng phải nhẹ nhàng không gây chấn động mạnh.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày mục đích nguyên tắc và các biện pháp cầm máu tạm thời, cố định xương gãy?

2. Trình bày nguyên nhân gây ngạt thở? Các phương pháp cấp cứu ban đầu khi có nạn nhân bị ngạt thở?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

2. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.

3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

4. Luật Biên giới quốc gia, 2004.

5. Luật Nghĩa vụ quân sự, 2015.

6. Luật An ninh quốc gia, 2004.

7. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2018.

8. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.

9. Luật Quốc phòng, 2018.

10. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.

11. Luật biển Việt Nam, 2012.

12. Luật Dân quân tự vệ, 2009.

13. Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên năm, 1996.

14. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.

15. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.                         

16. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

17. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

18. Nghị định 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ về “kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng” 

19. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

20. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

21. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

22. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

23. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

24. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.

25. Đào Huy Hiệp, Nguyễn Mạnh Hưởng, Lưu Ngọc Hải, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Đại Nghĩa, Trần Đăng Thanh, Vũ Quang Tạo, Đỗ Xuân Tảo, Hoàng Khắc Thông, Lê Doãn Thuật, Tạ Ngọc Vãng, Nguyễn Từ Vượng, Nguyễn Trọng Xuân: Giáo trình Giáo dục quốc phòng - An ninh (dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008.

26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012.

28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011.

29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997.

30. Sách dạy bắn súng  trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.

31. Sách dạy bắn súng  diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./. 



Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn